Hệ thống lọc nước EDI là gì? Công nghệ và ứng dụng

Hệ thống lọc nước EDI

Cuộc sống hiện đại, các ngành công nghiệp đòi hỏi nguồn nước chất lượng cao hơn, tinh khiết hơn. Vấn đề này được chú trọng hơn, vì yêu cầu đầu vào này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản xuất. Chính vì vậy, thông qua bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc công nghệ lọc nước EDI – một trong những công nghệ lọc nước hàng đầu hiện nay, mang đến chất lượng nguồn nước cực tinh khiết và an toàn.

1. Công nghệ lọc nước EDI là gì?

Công nghệ lọc nước EDI là kĩ thuật xử lý nước sạch sử dụng dòng điện để trao đổi, thẩm tách các ion tạp chất ra khỏi nguồn nước. Đây là kỹ thuật hiện đại bậc nhất hiện nay trong ngành xử lý nước.

Hệ thống hoạt động phân cấp nước thành 3 cấp nước độc lập. Sau xử lý tạo ra: nước sạch chiếm 90-95%, nước đậm đặc có thể xử lý theo tuần hoàn chiếm 5-10%, và nước thải chiếm 1%. Một hệ thống lọc nước EDI được cấu thành từ nhiều thiết bị. Trong đó nổi bật nhất là sự kết hợp màng lọc thẩm thấu ngược RO và thiết bị EDI. Nước siêu tinh khiết được khử toàn bộ các ion một cách an toàn, nhanh chóng và hiệu quả.

Hệ thống xử lý nước EDI tích hợp và thay thế hoàn toàn nhiều thiết bị của công nghệ xử lý nước truyền thống. Từ đó người dùng tiết kiệm được nhiều chi phí. Trong khi công nghệ cũ phải sử dụng thêm 3 cột lọc (cột lọc cation, cột lọc anion, cột trao đổi mixed-bed) và hóa chất kèm theo.

Vì vậy, đây được xem là giải pháp xử lý nước siêu sạch cho các dây chuyền lọc nước siêu tinh khiết. Ngày nay, nó được ứng dụng rộng rãi tại các nước phát triển. Mang đến tin vui cho người tiêu dùng Việt, xử lý nước EDI cũng đang được người dùng đón nhận và cảm thấy rất hài lòng trong lọc nước công nghiệp.

Hệ thống EDI hoạt động ổn định, êm ái, cho ra nguồn nước cao cấp. Kể cả các ngành nghề đòi hỏi an toàn và tinh khiết cao như y tế, dược phẩm và ngành xử lý chất bán dẫn… đều sử dụng.

2. Cơ chế hoạt động của công nghệ lọc nước EDI

Một thiết bị xử lý nước EDI có kích thước nhỏ gọn. Thế nhưng bên trong chúng cấu tạo được tích hợp tương đương với nhiều thiết bị trong dây chuyền cũ. Thông thường một hệ thống được cấu tạo từ 1 hoặc nhiều module, tùy theo công suất.

Mỗi module EDI sẽ gồm 5 thành phần chính đó là:

  • Nhựa trao đổi ion (cation, anion).
  • 2 màng trao đổi ion.
  • 2 điện cực (điện cực âm, dương).

Ngoài ra trong thiết bị EDI còn có 2 khoang đó là khoang pha loãng và khoang tập trung:

  • Khoang pha loãng: Khoang này có chứa các hạt nhựa trao đổi ion – nơi diễn ra các hoạt động pha loãng các ion.
  • Khoang tập trung: Là nơi tập trung các ion và chứa nước thải.

Hai khoang này phải được ngăn cách với nhau bởi màng trao đổi ion. Trong quá trình xử lý, khoang pha loãng được làm đầy nhựa trao đổi ion.

Hạt cation trong ngăn pha loãng được tích ion H+, làm nhiệm vụ trao đổi với các ion dương (Mg2+, Ca2+,..). Sau đó, nhựa cation này di chuyển đến gần màng trao đổi có điện cực âm. Do sự đối lập điện tích, điện tích trái dấu hút nhau, ion dương tạp chất vừa được thu trong hạt nhựa sẽ đi vào khoang tập trung liền kề.

Việc tách bỏ anion trong nước cũng tương tự như cation. Kết quả là khoang tập trung sẽ chứa đầy các ion nồng độ cao. Đồng thời, ion của nước trong ngăn pha loãng dần được làm sạch. Quá trình tiếp tục diễn ra liên tục, tạo ra nguồn nước siêu tinh khiết.

3. Các giai đoạn hoạt động của quá trình xử lý nước EDI:

Quá trình xử lý nước EDI có thể chia thành 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn khử ion:

Đây là giai đoạn loại bỏ các ion cation dương và anion âm. Các hạt trao đổi cation H+ sẽ loại bỏ các cation Ca2+ và Mg2+. Đi cùng với đó là các hạt nhựa được tích ion OH- thay thế các gốc anion Cl-, NO3-… Sau quá trình trao đổi và thay thế các cation và anion thì nguồn nước đảm bảo không còn chứa các chất ô nhiễm tạo thành nước tinh khiết.

Giai đoạn di chuyển ion:

Giai đoạn này giúp di chuyển các cation và anion tạp chất trong nước đẩy ra dòng thải bỏ bằng dòng điện di chuyển từ điện cực âm đến điện cực dương, rồi di chuyển qua khoang tập trung. Tại đây có sự bố trí của màng cation về phía cực dương và màng anion về phía cực âm, khiến các ion không thể di chuyển được đến các điện cực.

Giai đoạn tái sinh:

Khác với hình thức trao đổi ion thông thường, hệ thống xử lý nước EDI tái sinh bằng đòng điện nhanh chóng. Thiết bị hoạt động đồng nhất trong module mà không cần sử dụng đến hoá chất. Dòng điện sẽ phân ly phân tử nước thành ion H+ và OH- để nó liên tục tái sinh với hạt nhựa.

Nhờ 3 giai đoạn này mà chất lượng nước sau lọc của công nghệ lọc nước tinh khiết EDI đảm bảo đạt yêu cầu về nguồn nước tinh khiết, phục vụ đa ngành.

4. Những lựa chọn khi lắp đặt hệ thống lọc nước EDI

Hệ thống EDI thường được lắp đặt sau khi sử dụng hệ thống thẩm thấu ngược RO một cấp hoặc hai cấp. Vậy sự khác biệt giữa hệ thống một và hai cấp.

Nhiều hệ thống EDI hoạt động rất tốt với RO một cấp. Nước sau xử lý dễ dàng đạt được 17 MΩ trở lên. Hệ thống này cơ bản đáp ứng được yêu cầu đối với thiết bị lọc nước EDI. Phương pháp này sẽ ít tốn kém và phức tạp so với hệ thống RO hai cấp.

Với hệ thống RO 2 cấp, nghĩa là nước sau khi đi qua RO lần đầu sẽ tiếp tục đi qua lớp lọc RO thứ hai.  Hệ thống này thường được sử dụng cho các nhà máy điện hoặc các ứng dụng dược phẩm. Chúng mang lại những ưu điểm sau:

+ Độ dẫn điện thấp hơn tương ứng với chất lượng lọc nước EDI cao hơn.

+ Lượng CO2 thấp hơn tương ứng với loại bỏ silica cao hơn.

+ Chất gây ô nhiễm ở mức thấp, thời gian và khả năng bảo trì EDI ít hơn.

Hệ thống xử lý nước RO một cấp có thể được tăng cường bằng cách sử dụng bộ khử khí để có chất lượng nước EDI tốt hơn. Bộ khử khí dạng có thể làm giảm CO2, giúp tăng cường hiệu suất EDI, giảm khả năng đóng cặn và giúp loại bỏ SiO2 trong thiết bị EDI. Thiết bị nhỏ gọn, tiết kiệm chi phí và giảm thời gian lắp đặt.

Tóm lại, để lọc nước EDI hiệu quả, người sử dụng có nhiều lựa chọn:

  • Sử dụng hệ thống làm mềm – RO – EDI.
  • Thiết bị làm mềm – màng lọc RO – bộ khử khí – module EDI.
  • Hệ thống xử lý nước RO 2 cấp – hệ thống EDI.

5. Những tính năng nổi bật khi sử dụng hệ thống lọc nước EDI

Công nghệ lọc nước EDI có khả năng vận hành tốt, ổn định và có nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Trước hết là thiết bị có thể hoạt động liện tục, ổn định và cho ra dòng nước siêu sạch.
  • Khi sử dụng công nghệ lọc nước tinh khiết EDI thì không phải sử dụng đến hoá chất để xử lý nước.
  • Hiệu suất sản xuất nước cao, lượng nước thải thấp.
  • Việc vận hành và lắp đặt nhanh chóng, dễ dàng và đơn giản.
  • Chi phí bảo dưỡng và vận hành hệ thống thấp. Có thể lắp đặt linh hoạt với các linh kiện khác nhau.
  • Lượng nước thải của hệ thống lọc EDI có thể đem đi tái chế và sử dụng lại.
  • Vấn đề gặp phải ban đầu đó là chi phí để đầu tư hệ thống EDI cao.

6. Công nghệ lọc nước siêu sạch EDI ứng dụng gì trong đời sống?

Về phần ứng dụng thì công nghệ lọc nước EDI được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như:

  • Dược phẩm, công nghiệp điện.
  • Ngành vi điện tử.
  • Phòng thí nghiệm, thực nghiệm.
  • Công nghệ điện phân, sản phẩm điện quang, công nghiệp phun, rửa bề mặt, sơn mạ.
  • Đánh bóng ô tô, đồ điện gia dụng và các sản phẩm kĩ thuật khác.

Công nghệ lọc nước EDI cho ra nguồn nước siêu tinh khiết chất lượng cao. Đây chính là giải pháp cho nhiều ngành công nghiệp đòi hỏi nước siêu sạch, nước loại bỏ hoàn toàn ion. Với nhiều ưu điểm nổi bật, lọc nước EDI chính là một công nghệ xử lý nước của hiện tại và tương lai.


CÔNG TY CP SKY VIỆT NAM 
Văn phòng:     Số 79/649 đường Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại:     024 3995 4990  –  Hotline:   0912 293 769 (iSMS, Zalo, Line, Viber)
Website:         www.locnuoc360.com   –   Email:    locnuoc360.com@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *