Quy trình Xử lý nước RO cho Hệ thống chạy thận nhân tạo

Xử lý nước RO cho Hệ thống chạy thận nhân tạo

1. Xử lý nước RO chạy thận nhân tạo là gì?

Xử lý nước RO chạy thận nhân tạo là áp dụng công nghệ RO để đảm bảo nguồn nước đạt tiêu chuẩn. Công nghệ xử lý nước RO chính là phương pháp lọc thẩm thấu ngược nhằm mục đích làm sạch nước, giúp nguồn nước đáp ứng được các chỉ số tiêu chuẩn cho việc lọc máu.

Để quá trình chạy thận nhân tạo diễn ra cần phải sử dụng nước tinh khiết. Khi đó, nguồn nước này cần phải đáp ứng được các yêu cầu và chỉ số giám sát khắt khe trong suốt quá trình chạy thận. Vì vậy, cần phải có các biện pháp xử lý nước.

Mục đích chính của việc xử lý nước RO chạy thận nhân tạo:

  • Nước siêu tinh khiết: Nguồn nước này cần có nhiệt độ, độ PH phù hợp tiêu chuẩn. Đồng thời, đã được làm mềm, khử khoáng và không lẫn bất cứ tạp chất hoặc chất lơ lửng nào trong nước. Trong quá trình lọc nước RO, các ion, anion, cation và chất điện phân cũng sẽ bị loại bỏ.
  • Dịch thẩm tán siêu tinh khiết: Chỉ mỗi nước RO tinh khiết thôi vẫn chưa đủ. Mà còn phải đảm bảo rẳng dịch thẩm tán siêu tinh khiết mới có thể đưa vào cơ thể người. Khi pha nước RO với thẩm dịch tán cần phải đưa qua 1 màng lọc nữa trong máy chạy thận để có thể lọc bỏ hoàn toàn các tạp chất, vi sinh vật còn sót lại.

Như vậy, xử lý nước RO chạy thận nhân tạo là một trong những việc làm quan trọng giúp đảm bảo chất lượng nguồn nước khi đưa vào cơ thể bệnh nhân.

2. Tầm quan trọng của việc xử lý nước RO chạy thận nhân tạo

Theo tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng – Trưởng khoa thận nhân tạo bệnh viện Bạch Mai: Sử dụng nước RO trong chạy thận nhân tạo chính là “trái tim” của dịch vụ lọc máu hiện nay. Chính vì vậy, cần có phương pháp xử lý và giám sát chặt chẽ.

Không phải ngẫu nhiên mà xử lý nước RO chạy thận nhân tạo lại được coi trọng và đánh giá cao đến vậy? Theo ý kiến tổng hợp của các chuyên gia y tế, tầm quan trọng của việc xử lý nước RO trong lọc máu có thể được đúc kết trong những mục cơ bản như sau:

Đối với người bình thường, trung bình mỗi ngày sẽ sử dụng khoảng 2 lít nước, tương đương khoảng 15l mỗi tuần. Nhưng đối với bệnh nhân chạy thận cần phải tiếp xúc với khoảng 360l nước mỗi tuần. Đồng thời, trong quá trình chạy thận nhân tạo thì máu và nước sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhau mà không qua bất cứ tổ chức lọc nước nào.

Nồng độ vi khuẩn trong nước cao, kể cả khi đã được khử trùng nhưng không làm sạch hết xác vi khuẩn sẽ giải phóng ra độc tố Endotoxin. Loại độ này gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân chạy thận như giảm huyết áp, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Thậm chí, nếu nồng độ cao có thể gây tử vong.

Như vậy, xử lý nước RO trong lọc thận nhân tạo có thể hạn chế được hậu quả nhiễm khuẩn dịch lọc. Từ đó, vừa góp phần nâng cao hiệu quả chữa bệnh, vừa giảm thiểu nguy cơ biến chứng phát sinh trong quá trình lọc máu.

3. Quy trình xử lý nước RO chạy thận nhân tạo

3.1 Quy trình lọc thô

Mục đích chính của quy trình này là loại bỏ các tạp chất, chất lơ lửng, vật thể rắn và ion kim loại ra khỏi nguồn nước.

Quy trình lọc thô: Sử dụng cột lọc đa tầng nhằm hút và loại bỏ các chất có kích thước lớn hơn 10 micron. Các chất này nếu không được xử lý sẽ đi vào bên trong gây bít tắc cột than hoạt tính, hư hỏng màng RO và bơm cao áp. Chính vì vậy, thiết kế cột lọc thô đa tầng trong hệ thống xử lý nước RO chạy thận nhân tạo có nhiều tầng lọc và kích thước đa dạng sẽ giúp tăng khả năng lọc tối đa

3.2 Quy trình làm mềm nước 

Mục đích chính của quy trình này chính là loại bỏ các ion gây cứng nước bao gồm Ca+ và Mg+ bằng phương pháp chính là trao đổi ion với Na. Sau quá trình này, các cation Ca+ và Mg+ sẽ giải phóng 2 ion Na để gắn vào 1 cation Ca hoặc cation Mg. Từ đó, góp phần làm giảm độ cứng của nước, giúp cho nước trở nên mềm mại hơn. Cột trao đổi ion cần được tái sinh hàng ngày hoặc ít nhất 3 lần/ tuần. Đồng thời, nên thay cột mới sau 12 tháng hoặc khi cột có dấu hiệu hư hỏng để đảm bảo chất lượng nước lọc thận nhân tạo

3.3 Quy trình lọc than

Mục đích chính của quy trình này là sử dụng than hoạt tính để loại bỏ hàm lượng Chlorine và Chloramine trong nước. Ngoài ra còn khử màu, khử mùi và lọc bỏ các phân tử hữu cơ có kích thước nhỏ ra khỏi nước RO lọc thận nhân tạo.

Cột than hoạt tính không chỉ có tác dụng làm sạch nước mà còn bổ sung chất oxi hóa mạnh cho nước nhằm mục đích diệt khuẩn. Tuy nhiên, hàm lượng chất này cần phải được khống chế ở mức độ tiêu chuẩn. Nếu không, nó có thể gây tán huyết khi tiếp xúc với máu. Để quá trình lọc than diễn ra hiệu quả nhất, cần phải thay mới cột than hoạt tính sau 6 tháng sử dụng.

3.4 Màng RO

Màng RO hoạt động theo nguyên tắc thẩm thấu ngược có khả năng loại bỏ tới 95% – 99,9% các chất vô cơ hòa tan, hợp chất hữu cơ có trọng lượng phân tử từ 200 dalton trở nên cùng các loại vi khuẩn, virus.

Cơ chế hoạt động của màng RO là thẩm thấu ngược nên cần phải tạo ra áp lực để chống lại quá trình thẩm thấu tự nhiên, đẩy nước có hàm lượng muối, khoáng cao qua màng đặc biệt để đến nơi có hàm lượng muối, khoáng thấp hơn. Màng RO có ý nghĩa quan trọng nhất trong hệ thống xử lý nước RO chạy thận nhân tạo. Vì vậy, cần phải giám sát thường xuyên và thay mới khi có dấu hiệu hỏng hóc hoặc theo định kỳ.

3.5 Quy trình khử trùng Ozone và UV

Khí ozone có tác dụng khử trùng cao, có thể loại bỏ được một lượng lớn các vi sinh vật, vi khuẩn gây hại trong nước. Tia cực tím (UV) cũng là một trong những công nghệ có khả năng khử trùng rất tốt. Thông qua việc tiếp xúc với tia này, các axit nucleic trong vi khuẩn sẽ biến đổi và khiến cho chúng mất đi khả năng sinh trưởng, phát triển. Với bước sóng tia UV khoảng 200nm – 300nm thì khả năng axit nucleic bị hấp thụ mạnh và tiêu diệt nhanh nhất.

3.6 Lọc tinh sát khuẩn

Sau khi trải qua quá trình khử trùng bằng ozone và tia cực tím, vi sinh vật sẽ bị loại bỏ và chỉ tồn tại xác. Phần xác này nếu không được lọc thải sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nước RO chạy thận nhân tạo. Chính vì vậy, cần phải tiến hành xử lý bằng cách lọc tinh sát khuẩn với việc ứng dụng các lỗ xốp có kích thước nhỏ để ngăn chặn vi khuẩn lẫn trong nước.

3.7 Quy trình sử dụng màng UF

Cấu trúc lỗ trên màng UF chỉ khoảng 0.002mm – 0.1mm, không những loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn mà còn giúp đào thải nội độc tố (endotoxin) giúp làm sạch hoàn toàn nước RO chạy thận nhân tạo.

4. Hệ thống cấp nước RO cho máy chạy thận nhân tạo

Hiện nay, có hai hệ thống cấp nước Ro cho máy chạy thận nhân tạo bao gồm:

4.1 Hệ thống cấp nước RO trực tiếp 

Với hệ thống này, nước RO đã được xử lý xong sẽ cung cấp trực tiếp tới các máy chạy thận đang hoạt động. Khi đó, có thể giảm trừ được nguy cơ ô nhiễm nguồn nước lọc máu. Tuy nhiên, hệ thống này có nhược điểm là chỉ đáp ứng được số ít máy chạy thận và phải trên cùng 1 sàn nhà với hệ thống mới có thể dẫn truyền được nước từ máy đến cơ thể bệnh nhân.

4.2 Hệ thống cấp nước RO gián tiếp

Sau khi đã xử lý nước xong, nước RO từ hệ thống sẽ được trữ lại trong 1 bồn chứa có kích thước lớn. Từ bồn chứa này, nước sẽ được di chuyển tới các máy chạy thận của bệnh nhân.

Hệ thống cấp nước gián tiếp có thể sử dụng cho nhiều máy lọc máu và các đường dẫn nước dài cũng không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, hệ thống này có hạn chế là nguy cơ ô nhiễm nguồn nước cao do khi chứa nước trong bồn có thể bị nhiễm khuẩn trở lại. Đồng thời, nguồn nước không sử dụng hết cũng sẽ quay trở lại bồn chứa sau 1 thời gian dài đi dọc các đường ống sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bẩn. Chính vì vậy, khi thiết kế hệ thống cấp nước RO gián tiếp cần phải hạn chế tối đa khoảng trống để đề phòng tình trạng nhiễm khuẩn.

Công ty SKY Việt Nam là một trong những đơn vị xử lý nước uy tín nhất hiện nay. Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động, SKY Việt Nam cam kết mang lại cho khách hàng những giải pháp tốt nhất khi xây dựng hoặc cải tiến hệ thống xử lý nước RO chạy thận nhân tạo. Vì vậy, nếu quý khách đang quan tâm đến vấn đề này, hãy gọi cho chúng tôi theo số hotline để được tư vấn trực tiếp bởi các chuyên gia.

Trên đây là chia sẻ về xử lý nước RO chạy thận nhân tạo. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi mang lại sẽ giúp các bạn nắm rõ về quy trình này. Để được tư vấn chi tiết cụ thể hơn, đừng quên gọi cho chúng tôi theo số: 0912 293 769 để được hỗ trợ.


CÔNG TY CP SKY VIỆT NAM 
Văn phòng:     Số 79/649 đường Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại:     024 3995 4990  –  Hotline:   0912 293 769 (iSMS, Zalo, Line, Viber)
Website:         www.locnuoc360.com   –   Email:    locnuoc360.com@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *