Hệ thống xử lý nước sinh hoạt sử dụng những phương pháp nào?

Hệ thống xử lý nước sinh hoạt sử dụng những phương pháp nào?

Xử lý nước sinh hoạt là một quy trình áp dụng các công nghệ lọc nước hiện đại để loại bỏ các tạp chất cặn bẩn, cặn sắt, kim loại hạng nặng

Xử lý nước sinh hoạt là gì?

Không có một định nghĩa chính xác về xử lý nước sinh hoạt. Nhưng có thể hiểu, là một quy trình áp dụng các công nghệ lọc nước hiện đại. Quá trình này sẽ loại bỏ toàn bộ cặn bẩn, tạp chất và 99,99% vi khuẩn có trong nguồn nước, nhằm đảm bảo nước sạch an toàn với sức khỏe người dùng

So với những hệ thống lọc nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình, việc dùng hệ thống xử lý nước sinh hoạt là một phương pháp tiết kiệm và hiệu quả hơn hẳn. Các chuyên gia về nước khuyên nên dùng hệ thống xử lý nước đầu nguồn để đảm bảo nguồn nước sạch cho mọi hoạt động cho sinh hoạt của con người.

Tầm quan trọng của xử lý nước sinh hoạt

Nguồn nước cấp cho sinh hoạt chưa qua xử lý sẽ chứa rất nhiều tạp chất, vi khuẩn hoặc bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Khi sử dụng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, thậm chí không sử dụng được do mùi và vị rất khó chịu.

Việc xử lý nước sinh hoạt sẽ đảm bảo chất lượng nước theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế cho phép. Từ đó, giúp bảo vệ sự an toàn cho sức khỏe con người. Chúng có vai trò cụ thể như sau:

Với nguồn nước giếng khoan, nước ngầm: Hệ thống xử lý nước sinh hoạt sẽ giúp loại bỏ các tạp chất, tồn dư kim loại và thuốc trừ sâu trong nước.

Với nước nhiễm phèn, nhiễm mặn: Hệ thống sẽ khử phèn, lọc bỏ muối

Với những nguồn nước bị nhiễm vôi: Hệ thống sẽ làm mềm nước. Từ đó giảm tối đa những ảnh hưởng của nước cứng như đóng cặn, gạch men bị ố vàng, mất tác dụng của xà phòng…

Khử mùi tanh, giúp diệt khuẩn, loại bỏ các virus, vi sinh vật gây hại trong nước… đối với nước bị ô nhiễm từ hoạt động khai thác, chăn nuôi…

Các phương pháp được áp dụng cho hệ thống xử lý nước sinh hoạt

Cùng với sự tích luỹ của dân gian và sự phát triển của khoa học công nghệ, các phương pháp lọc nước cũng vô cùng đa dạng. Dưới đây là những phương pháp chuyên áp dụng cho hệ thống xử lý nước sinh hoạt. Việc áp dụng những phương pháp này đúng cách sẽ mang lại hiệu quả lọc nước tốt và công suất lọc tối đa.

Phương pháp lọc áp lực hay màng lọc RO

Phương pháp được thực hiện bằng cách lợi dụng áp lực lớn để đưa nước qua một màng lọc RO kích thước siêu nhỏ để loại bỏ tạp chất, cặn bẩn, vi khuẩn. Phương pháp này hiện đang được sử dụng rất phổ biến bởi hiệu quả lọc nước rất cao.

Phương pháp trao đổi ion

Phương pháp lọc này được coi là giải pháp hàng đầu cho nguồn nước nhiễm phèn, vôi và kim loại nặng.

“Nhân vật chính” của phương pháp này hạt nhựa trao đổi ion chuyên dụng. Bằng các phản ứng trao và nhận ion, phương pháp này sẽ loại bỏ hoàn toàn các ion kim loại có hại trong nước như sắt, magie, mangan… Từ đó, giúp làm mềm nước và bảo vệ đồ vật khỏi tác hại của nước cứng.

Phương pháp lọc bằng vật liệu lọc

Nước sẽ được chảy qua các tầng vật liệu lọc. Các cặn bẩn, tạp chất, chất hữu cơ trong nước sẽ bị giữ lại tại các lớp lọc này. Phương pháp này chỉ lọc sạch nước nhưng không tiêu diệt vi khuẩn, vi sinh vật trong nước.

Một số loại vật liệu lọc thường sử dụng là: Sỏi, cát, cát thạch anh, mangan, than hoạt tính… thậm chỉ là bông, vải…

Phương pháp tiệt trùng bằng tia UV

Phương pháp này sẽ sử dụng những bước sóng ngắn UV để tấn công và phá vỡ DNA của vi sinh vật, tiêu diệt và ngăn chặn chúng phát triển.

Đây là phương pháp tương đối hiệu quả, giúp tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn trong nước.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý nước sinh hoạt

Tất cả các phương pháp lọc nước đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Sử dụng một phương pháp riêng lẻ khó có thể đảm bảo được hiệu quả lọc nước. Vì vậy, các hệ thống lọc xử lý nước sinh hoạt hiện nay đều kết hợp nhiều phương pháp lọc nước trong cùng một hệ thống.

Nguyên lý hoạt động chung của các hệ thống xử lý nước sinh hoạt như sau:

  • Nước cấp sẽ được bơm lần lượt qua các cột lọc.
  • Cột lọc đầu tiên sẽ có nhiệm vụ chặn và xử lý các tạp chất, bụi bẩn… có kích thước lớn. Thành phần của cột lọc này thường là cát, sỏi…
  • Cột lọc thứ 2 hay còn gọi là cột lọc thô, nhiệm vụ của bước lọc này là loại bỏ các kim loại nặng, asen, khử mùi cho nước. Nguyên liệu chính của cột lọc này sẽ là than hoạt tính, cát mangan… Với những nhà máy nước đặt ở nơi có nguồn nước phèn, mặn có thể thêm vôi, ion hoạt tính… để đạt chất lượng nước sinh hoạt cao hơn.
  • Cột lọc tiếp theo là làm mềm nước: Đúng như tên gọi, cột lọc này sẽ sử dụng các hạt trao đổi ion để loại bỏ ion Canxi, Magie và làm mềm nước.
  • Cột siêu lọc bằng màng lọc RO: Nước sẽ được loại bỏ hoàn toàn các tạp chất cặn bẩn và các vi sinh vật có kích thước rất nhỏ mà mắt thường khó nhìn thấy.
  • Đèn diệt khuẩn UV sẽ được thiết kế ở bước cuối cùng trong tất cả các hệ thống xử lý nước. Công nghệ đèn UV có thể tiêu diệt tới 99,99% vi khuẩn trong nước

Kết luận

Nước thu được có độ sạch và tinh khiết đáp ứng theo tiêu chuẩn QCVN 01:2018 của Bộ Y Tế.

Việc sử dụng hệ thống xử lý nước sinh hoạt là rất cần thiết trước thực trạng ô nhiễm hiện nay. Trên thị trường cũng xuất hiện rất nhiều đơn vị hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý nước sinh hoạt. Khách hàng cần cẩn thận khi lựa chọn dịch vụ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

SKY Vietnam cũng là một trong những địa chỉ cung cấp thiết bị lọc nước uy tín. Chúng tôi cung cấp nguyên vật liệu, hỗ trợ xây dựng, lắp đặt hệ thống lọc cho khách hàng. Nếu có nhu cầu, bạn có thể liên hệ trực tiếp với SKY Vietnam để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn chuyên nghiệp nhất.

 

CÔNG TY CP SKY VIỆT NAM 
Văn phòng:     Số 79/649 đường Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại:     024 3995 4990  –  Hotline:   0912 293 769 (iSMS, Zalo, Line, Viber)
Website:         www.locnuoc360.com   –   Email:    locnuoc360.com@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *