Thông tin về Hệ thống lọc hồ cá Koi chi tiết nhất (P2)

Thông tin về Hệ thống lọc hồ cá Koi chi tiết nhất

Có một số bộ lọc nước hồ cá mà mỗi hồ Koi có thể kết hợp sử dụng để đảm bảo sức khỏe cho đàn cá. Trước khi đi sâu vào hệ thống lọc hoàn chỉnh cho hồ Koi, bạn cần có hiểu biết cơ bản về những bộ phận này và mục đích sử dụng của chúng.

1. Ống hút đáy (bộ lọc đáy)

Hầu hết các hồ cá Koi phổ biến đều có một ống hút đáy. Vì tác dụng của trọng lực, các mảnh vỡ và rác thải rơi xuống hồ sẽ đi xuống đáy hồ, các ống hút đáy thường được đặt tại các điểm sâu nhất trong hồ. Những hồ cá mà không có ống hút đáy thường phải đối mặt với những đống chất thải cao và phải được dọn đi vào một thời điểm nào đó hoặc phải thường xuyên hút chúng ra bằng tay.

Ống hút đáy được nối vào một bể chứa (thường là bể chứa nước của bộ hút mặt, có thể tham khảo thêm bên dưới), nước chảy vào ống hút đáy sẽ được chuyển tới đây.

Nước trong bể chứa sẽ được để lắng nhằm loại bỏ các khối chất thải lớn, trong khi đó nước trên bề mặt được gửi trở lại máy bơm. Trước khi đi vào máy bơm nước sẽ đi qua một bộ lọc để giúp loại bỏ nhiều hơn các chất thải còn lại từ nước cũ, chắc chắn rằng nước sạch sẽ được bơm trở lại hồ.

Bạn cần đảm bảo rằng lưu lượng dòng chảy của nước phù hợp với kích thước của ống hút đáy khi chọn máy bơm đáy. Nếu lưu lượng nhỏ hay tốc độ quá chậm sẽ làm những vật chất nặng lắng xuống đáy của ống thay vì được hút vào bể chứa, còn nếu tốt độ quá nhanh thì hút được chất thải nhưng lại làm chúng không lắng được xuống tại chứa mà lại vung lên và không đạt hiệu quả.

Để giúp bạn lựa chọn ống hút đáy thích hợp, hãy hình dung nếu sử dụng ống hút đáy rộng 8 cm thì có thể quét sạch đáy trong phạm vi bán kính 1.2 mét.

Để làm việc được, ống hút này sẽ cần lưu lượng dòng chảy ít nhất là 5.500 lít mỗi giờ, như vậy các chất thải và trầm tích sẽ không bị động lại trong ống. Tốt hơn hết bạn nên cấp lưu lượng dòng chảy 9.500 lít/h với một bể chứa 550 lít khi sử dụng ống hút đáy 8 cm.

Một ống hút đáy 10 cm thì phù hợp để làm sạch đáy trong bán kính 1.8 mét và yêu cầu lưu lượng dòng chảy tối thiểu là 9.500 lít/h kèm bể chứa 950 lít. Để đảm bảo rằng bể chứa của bạn có thể làm việc hiệu quả, dung tích bể chứa tốt nhất là từ 6% tới 10% lưu lượng dòng chảy.

Trọng lực thực sự đã làm rất nhiều sau khi trầm tích và chất thải đi vào bể chứa. Khi nước đã vào trong bể, chất thải rắn sẽ ở lại và không thể di chuyển ra khỏi bể cho đến khi máy bơm hút chúng ra khỏi đó.

Bể chứa sẽ yêu cầu một sự giúp đỡ nhỏ từ bạn. Trong khi hầu hết hồ cá có thể được giữ sạch sẽ với ống hút đáy và bộ lọc váng, bạn cần bỏ ra một ít công sức để bảo trì hồ bằng tay và công việc chính là hút chất thải rắn và trầm tích từ bể chứa ra ngoài. Thùng chất thải bị đầy và nó cần được dọn sạch. Bạn cần kiểm tra nó hằng ngày và công việc vệ sinh bể chứa này cần được thực hiện thường xuyên để đảm bảo hệ thống hoạt động trơn tru.

2. Bộ hút mặt (bộ lọc váng)

Ống hút đáy như tên gọi của nó thì được đặt tại đáy của hồ cá, ngoài ra còn một dạng lọc khác có thể thấy ở nhiều hồ nuôi Koi là bộ hút mặt (hay bộ lọc váng) nằm trên mặt hồ. Hút mặt thuộc hệ thống lọc thô, làm việc trên mặt nước của hồ cá. Nó có tác dụng thu thập các vật thể trôi nổi như lá, cỏ khô, phấn hoa hay các sản phẩm trôi nổi tương tự khác.

Máy hút mặt sẽ hút qua mặt hồ và thu thập các chất thải, sau đó lọc chúng và bơm nước trở lại hồ. Đánh giá về độ quan trọng của hai hệ thống lọc này, ống hút đáy chắc chắn là hệ thống quan trọng hơn. Các mảnh vụn trôi nổi sẽ được lọc sạch sẽ bởi bộ hút mặt, nhưng nếu không có nó mọi thứ sẽ được lọc bởi bộ hút đáy vì cuối cùng chúng sẽ được tập hợp tại đáy hồ cá.

Ngoài ra, bộ hút mặt còn có khả năng làm sạch các hợp chất hữu cơ hòa tan. Nếu bạn không có hút mặt, bề mặt hồ cá có thể bị bao phủ bởi một lớp như dầu, điều này sẽ làm giảm khả năng trao đổi oxy từ bề mặt hồ để phân tán vào lớp nước bên dưới thông qua mặt nước.

Bộ hút mặt có 2 thiết kế chính, một loại được đặt chìm hoàn toàn trong hồ và có miệng giếng hút nước và vật thể trôi nổi xuống bộ phận xử lý bên dưới; còn một loại khác thì có dạng thùng, trang bị một lỗ bên hông để hút nước vào. Bộ hút mặt chìm có một phần tương tự đập ngăn nước hoặc một bộ phận nổi nằm xấp xỉ với mặt nước để hớt bọt chỉ phía bên trên mặt nước.

Nếu bạn đang thiết kế hồ cá Koi mới, bạn nên mua loại có đập ngăn rộng nhất có thể (cỡ 40 cm) để giúp việc làm sạch bề mặt hồ nhanh hơn. Hút mặt dạng thùng thì có một bộ phận khác được gọi là “giỏ lá” vì nó thu thập những vật thể trôi nổi có kích thước lớn như lá cây rụng.

Một số máy hút mặt còn có lưới hoặc thảm nhưng chúng làm việc cùng một cách. Chúng chắc chắn rằng các mảnh vụn trôi nổi không thể tập trung thành từng đám trên mặt nước hồ hoặc đi vào trong máy bơm.

3. Đèn cực tím diệt khuẩn và rêu hại (Đèn UV)

Một bộ lọc bổ sung cho hồ cá Koi là bộ tiệt trùng tia cực tím hay đèn UV diệt khuẩn. Đèn UV được đề cập nhiều lần trong bài viết này là sản phẩm đang được sử dụng nhiều dần trong những năm trở lại đây. Bạn sẽ thấy rằng có nhiều hệ thống lọc khác nhau sử dụng đèn UV như một phần của hệ thống, một số sử dụng đèn UV nằm riêng lẻ.

Nguyên lý hoạt động đèn UV

Đèn UV về bản chất là hệ thống chiếu tia cực tím (tia UV) vào dòng nước đi qua nó, làm phá vỡ các liên kết hóa học ràng buộc DNA của các vi sinh vật ở trong nước.

Kết quả là các loại virus, vi khuẩn, sinh vật đơn bào, rêu tảo hoặc nấm mốc sẽ bị chết tận gốc khi đi qua bộ lọc đèn UV. Nhược điểm của loại đèn này là vi khuẩn dù có lợi hay có hại đều bị diệt tất tần tật nên bạn có thể cân nhắc vấn đề này lúc sử dụng.

Trong mỗi giọt nước từ hồ cá sẽ có tới hàng ngàn loại vi khuẩn và virus. Điều thú vị về tia UV là nó không để lại các dư lượng hóa chất hay tạp chất trong nước. Năng lượng ánh sáng của nó chỉ đủ mạnh và đúng quang phổ để diệt các vi sinh vật.

Bạn cũng chỉ cần thay đổi một bóng đèn khi công suất làm việc của đèn UV trở nên quá yếu để giết các loại vi nấm này. Đèn cực tím tiệt trùng thường được đặt trước bộ lọc thô vì nó có xu hướng làm rêu tảo trôi nổi vón cục lại với nhau.

Đèn UV diệt khuẩn (UV Sterilizer) và diệt tảo (UV Clarifier)

Sự khác biệt giữa hai loại này là gì? Chức năng diệt tảo (Clarifier) của đèn UV làm công việc giết chết các tế bào rêu tảo trôi nổi tự do làm nước có màu xanh, trong khi chức năng diệt khuẩn (Sterilizer) của đèn UV lại được sử dụng để diệt các loại virus, vi khuẩn, sinh vật đơn bào, v.v.. Một tia UV đơn lẻ có thể sử dụng trong hồ nhỏ để diệt khuẩn trong khi cùng một tia UV đó ở một hồ lớn gấp 3 lần thì có thể được coi là tia UV diệt tảo.

Cách chọn đèn UV

Để chọn đúng đèn UV cho hồ cá, bạn có 2 vấn đề cần quan tâm là công suất của đèn (độ mạnh của tia UV) và cường độ của đèn (chỉ ra thời lượng tiếp xúc của nước với ánh sáng UV). Một yếu tố quan trọng khác là số lượng thủy sinh vật bạn đang có trong hồ.

Bạn có nhiều cá hay chỉ một số ít trong hồ? Bạn đã có một bộ lọc tự nhiên như cây thủy sinh hay chưa? Dung tích nước trong hồ nhà bạn là bao nhiêu? Hồ lớn cần tiếp xúc với tia cực tím mạnh hơn. Để xác định hồ bạn cần sử dụng loại đèn UV nào cho hợp lý, hãy tham khảo bảng dưới đây:

Giá đèn UV không phải rẻ vậy nó có đáng để mua hay không? Vi rút và vi khuẩn gây ra các vấn đề về sức khỏe ở bất kỳ hồ cá Koi nào. Nhiều hồ cá Koi gặp vấn đề về chất lượng nước mà sau đó chuyển thành vấn đề sức khỏe của đàn cá quý giá cũng như bùng phát rêu tảo trong hồ.

Nhờ vào đèn UV, lượng rêu tảo trôi nổi và vi khuẩn này sẽ được giải quyết triệt để. Chúng chính là nguyên nhân gây ra các biến đổi về thành phần dinh dưỡng cũng như sự suy giảm đột biến của lượng oxy hòa tan trong nước.

Một loại vi khuẩn, trong điều kiện lý tưởng, có thể biến thành 1 tỷ vi khuẩn trong vòng 10 giờ đồng hồ. Thậm chí trong một số hồ bơi người ta cũng sử dụng đèn UV để tiêu diệt các vi khuẩn hay vi sinh vật không mong muốn có trong nước hồ.

Bạn có thể thấy rằng bỏ tiền ra để mua đèn UV sẽ tiết kiệm cho bạn khá nhiều chi phí và hạn chế các vấn đề gây đau đầu về sau. So với giá thành của đàn cá Koi thì giá của một chiếc đèn UV diệt khuẩn không đáng là bao.

4. Bộ lọc ion

Một bộ lọc mới hơn bộ lọc tia UV là bộ lọc ion, chức năng tương tự đèn UV. Bộ lọc ion là một hệ thống nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt để diệt tảo, vi rút và vi khuẩn rất hiệu quả.

Cách bộ lọc ion hoạt động:

Một ngăn chứa hai điện cực có hình dạng thon dài, khối kim loại hình chữ nhật sẽ cho một dòng điện với cường độ thấp đi qua. Các cực được làm bằng đồng, bạc và kẽm. Khi dòng điện đi qua các cực chúng sẽ tỏa ra hàng tỷ các ion mang điện tích dương của bạc và đồng.

Bởi vì các thành phân như tảo, bào tử nấm, virus và vi khuẩn hút các ion dương nên các ion đồng có thể làm hỏng các thành tế bào, đủ chỗ các ion bạc đi vào và tiêu diệt các bào tử ở bên trong và tiêu diệt tận gốc đối tượng.

Bởi vì dòng điện khá thấp và quá trình ion hóa chỉ diễn ra bên trong ngăn lọc của bộ lọc nên hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến cá cũng không để lại tồn dư nào trong nước. Cũng bởi vì nó sử dụng ít điện năng nên việc duy trì bộ lọc ion cũng không tốn kém. Các cực lâu dần cũng sẽ yếu đi và cần phải thay thế mỗi năm hoặc vài ba năm một lần.

5. Bộ lọc ozone

Khử trùng nước bằng ozone thực sự đã được sử dụng từ cuối năm 1800 nên không ngạc nhiên khi thấy nó được sử dụng trong hồ cá Koi (hoặc nơi bao nước cần được làm vệ sinh). Ozone được cho là thiết bị hủy diệt vi khuẩn mạnh mẽ nhất trong thế giới của các thiết bị khử trùng nước.

Trong thực tế, nó mạnh hơn 50% so với chlorine và nó tất nhiên nó cũng tiêu diệt các tế bào rêu tảo. Với bộ lọc ozone nước trở nên siêu sạch và giàu oxy hơn vì khí ozone bị phá vỡ thành oxy. Hơn nữa, chỉ ozone mới có thể phá vỡ các hydrocacbon như các dẫn xuất của dầu mỏ và khí đốt.

Vậy bộ khử trùng ozone hoạt động như thế nào?

Không khí được đưa qua các bộ phận tạo ozone nơi mà dòng điện được sử dụng để tạo ra khí ozone. Khí này được bơm vào một buồng đặc biệt, sau đó được chp khuếch tán vào trong nước.

Ngay lập tức các hydrocacbon, virus, vi khuẩn, và các mầm bệnh khác bị phá hủy và quá trình ozone tiêu diệt những thành phần không mong muốn này lại phá vỡ ozone thành oxy qua đó bổ sung thêm oxy vào nước. Đàn cá Koi sẽ không bao giờ tiếp xúc với nước bị ozone hóa vì tất cả quá trình này xảy ra trong một khu vựa khép kín của máy khử trùng nước bằng ozone.

6. Bộ lọc tự nhiên với cây thủy sinh

Cây thủy sinh mang lại nhiều tác dụng tích cực cho hồ cá Koi

Có thể thấy hệ thống lọc đơn giản nhất, dễ thực hiện và lâu đời nhất cho hồ cá Koi chính là sử dụng cây thủy sinh tự nhiên. Chúng là những món quà mà thiên nhiên trao tặng, không ngừng cho đi, phát triển và nhân rộng.

Bên cạnh công việc quan trọng là lọc nước, chúng cung cấp bóng mát cho hồ ca Koi một cách tự nhiên, cung cấp oxy cho hồ, làm chỗ trú ẩn cho cá nhỏ, đồng thời làm chỗ cho cá Koi mái đẻ trứng.

Tùy thuộc vào thiết kế của ao của bạn, bạn có thể trồng cây ngập nước, nửa chìm nửa nổi hoặc các loại bèo nổi hoàn toàn trên mặt nước. Một số chủ hồ Koi còn yêu thích các loại hoa súng hay hoa sen, đây là những loại cây có tác dụng trang trí rất đẹp.

Bạn sẽ phải làm sao đó để cân bằng số lượng các loại cây thủy sinh trong hồ để chúng mang lại hiệu quả tốt nhất, không những làm hệ thống lọc tự nhiên mà còn trang trí mang lại không gian ngắm cảnh thư giãn cho mọi người trong gia đình.

Cây thủy sinh thường được sử dụng kết hợp với các loại máy lọc khác, bởi vì chỉ mình cây thủy sinh sẽ không thể giải quyết được hết các vấn đề chất thải và vi khuẩn, rêu hại phát triển trong hồ nuôi Koi.

CÔNG TY CP SKY VIỆT NAM 
Văn phòng:     Số 79/649 đường Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại:     024 3995 4990  –  Hotline:   0912 293 769 (iSMS, Zalo, Line, Viber)
Website:         www.locnuoc360.com   –   Email:    locnuoc360.com@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *