Đèn UV diệt khuẩn là thiết bị được sử dụng phổ biến trong các ứng dụng xử lý nước. Với khả năng tạo ra bước sóng ngắn, có năng lượng mạnh mẽ, đèn có thể tiêu diệt và làm bất hoạt 99.9% vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Thiết bị này có thể được sử dụng kết hợp với máy lọc nước gia đình, hệ thống xử lý nước uống hay diệt khuẩn nước hồ cá.
1. Đèn UV diệt khuẩn là gì?
Đèn UV là thiết bị khử trùng nước bằng ánh sáng tia cực tím, có khả năng tiêu diệt, làm bất hoạt các loại vi sinh vật và các yếu tố gây bệnh trong nước. Các loại như virus, vi khuẩn, Coliform, Salmonella, Giardia, E coli, các vi khuẩn gây cúm, kiết lỵ, dịch tả, viêm màng não, viêm gan truyền nhiễm… đều có thể được loại bỏ dễ dàng bằng đèn UV.
Thiết bị có cấu tạo bao gồm: bóng đèn UV được đốt nóng bằng hơi thủy ngân, vỏ buồng bằng thép không rỉ, và chân cắm. Đây không phải là phương pháp mới để xử lý nước, nhưng đến nay đèn UV vẫn được xem là thiết bị cao cấp nhất để diệt khuẩn. Đặc biệt, thiết bị rất thân thiện với môi trường do không sử dụng hóa chất như Clo hoặc Ozone.
2. Đèn UV diệt khuẩn như thế nào?
Nước cấp cần xử lý sẽ chảy qua một buồng thép khép kín có chứa bóng đèn UV. Thiết bị diệt khuẩn UV tạo ra bức xạ sóng ngắn, tấn công DNA của vi khuẩn và loại bỏ khả năng sinh sản của chúng. Hai bước sóng UV khác nhau: 254 và 185nm được sử dụng trong xử lý nước.
- Ánh sáng UV bước sóng 254nm là ánh sáng diệt khuẩn vì khả năng tiêu diệt vi sinh vật rất tốt. Nó được sử dụng để khử trùng và phá hủy Ozone. Tia này xuyên qua thành tế bào bên ngoài của vi sinh vật, đi qua cơ thể tế bào, đến DNA và làm thay đổi vật chất di truyền, phá hủy sinh vật.
- Ánh sáng UV bước sóng 185nm mang nhiều năng lượng hơn ánh sáng 254nm. Nó tạo ra các gốc tự do hydroxyl (OH-) bằng cách phân cắt các phân tử nước. Mức năng lượng này được sử dụng trong quá trình khử TOC để phân hủy các phân tử hữu cơ thành carbon dioxide và nước.
Chỉ với thời gian tiếp xúc cực ngắn, khoảng 2s, mọi vi sinh vật đều đã được vô hiệu hóa, đồng nghĩa với nguồn nước đầu ra được xử lý được an toàn, không còn khả năng gây bệnh.
Ngay cả các vi sinh vật kháng Clo cũng được tiêu diệt khi tiếp xúc với tia cực tím, cho thấy hiệu quả xử lý nước rất lớn (99.9%) Không sử dụng hóa chất nên nước sau khi xử lý không bị biến đổi mùi vị, tạo cảm giác dễ chịu cho người sử dụng.
3. Các ưu điểm và nhược điểm trong sử dụng đèn UV
Ưu điểm
- Qua nhiều năm, công nghệ này đã dần trở nên phổ biến để khử trùng nước hiệu quả và tiết kiệm do:
- Không sử dụng hoá chất độc hại, thân thiện với môi trường.
- Dễ dàng lắp đặt, thiết bị nhỏ gọn, không tốn diện tích.
- Tiết kiệm chi phí trong vận hành, chỉ thay thế hàng năm, đơn giản như thay bóng đèn gia đình.
- Tiết kiệm năng lượng, nhu cầu tiêu thụ điện thấp.
- Khả năng diệt khuẩn tốt hơn Clo. Một số vi sinh vật kháng Clo như Cryptosporidium và Giardia cũng bị loại bỏ. Hiệu quả tiêu diệt 99,99% vi sinh vật.
- Có thể hoạt động 24/7 trong ngày, đảm bảo nguồn nước luôn an toàn.
- Xử lý nhanh – nước chảy qua hệ thống mà không cần thời gian chờ phản ứng. Sau khi ra khỏi thiết bị, nước có thể sử dụng được ngay.
- Không lãng phí nước, không có sản phẩm phụ.
- Giữ được hương vị nguyên bản như nước ban đầu. Trong khi các phương pháp khử trùng hóa học (như Clo) làm thay đổi mùi của nước và tạo ra các sản phẩm phụ.
- Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với khử trùng bằng Clo, nhưng về lâu dài, chi phí vận hành thấp nên không tốn kém.
Nhược điểm
- Đèn UV diệt khuẩn chỉ xử lý được vi sinh vật, chứ không loại bỏ được các chất ô nhiễm như kim loại nặng, muối, cặn lắng… Do đó, bạn cần kết hợp đèn với các phương pháp xử lý nước khác để đảm bảo làm sạch nước tuyệt đối.
- Ánh sáng tia cực tím chỉ có thể hoạt động nếu nước trong. Nếu nước đục, tia UV không thể tiếp cận hiệu quả với vi sinh vật, do các tia bị lại chặn bởi các hạt cặn lơ lửng. Nên nước cần được làm sạch trước khi đưa đến đèn UV.
- Đèn UV diệt khuẩn cần điện để hoạt động. Trong trường hợp mất điện, nếu không có nguồn năng lượng dự phòng như máy phát, đèn sẽ không sử dụng được.
- Đèn có khả nặng diệt khuẩn nhưng không loại được xác vi khuẩn. Thông thường sau bước diệt khuẩn, để loại bỏ xác vi khuẩn, nước cần đi qua lõi lọc nước xác khuẩn.
- Giá thành mua ban đầu khá cao so với các chi phí diệt khuẩn khác, bóng đèn cũng dễ vỡ và cần cẩn thận khi tháo, lắp đèn.
Nhìn chung, đèn UV là một giải pháp tốt đi kèm với các hệ thống lọc nước tinh khiết. Chúng đã được chứng minh là một trong những phương pháp đáng tin cậy, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất để khử trùng nước.
4. Làm thế nào để đèn UV hoạt động tối ưu nhất?
Hiệu quả của đèn UV diệt khuẩn phụ thuộc trực tiếp vào độ trong của nước. Do đó, hệ thống xử lý nước tổng thể cần xử lý, đảm bảo nước trong nhất trước khi đến với bước diệt khuẩn. Nước cần lọc để loại bỏ:
- Chất rắn lơ lửng: Các hạt chất rắn lơ lửng là nguyên nhân gây ra vấn đề cản trở trên đường đi của tia UV. Khi không có sự tiếp xúc với ánh sáng tia UV, vi khuẩn có thể dễ dàng đi qua thiết bị.
- Canxi/Magiê: Độ cứng trong nước tạo nên các mảng bám trên đèn UV khi liên kết với cacbonat và sunfat.
- Sắt/Mangan: Các nguyên tố hóa học như sắt, mangan sẽ gây ố màu trong ống chứa bóng đèn UV. Ở nồng độ rất thấp (0.3ppm sắt, 0.05ppm mangan) đã tạo mảng bám trong đèn, cản trở sự tiếp xúc của tia cực tím đến nước. Trong trường hợp này, chúng tôi khuyên bạn nên lắp đặt hệ thống làm mềm nước như biện pháp thích hợp tiền xử lý.
- Các hợp chất hấp thụ khác: Axit humic, fumic, tannin có khả năng làm giảm lượng năng lượng tia cực tím. Do đó, hệ thống xử lý phía trước cần có nhiệm vụ loại bỏ các chất này ra khỏi nước, trước khi đưa tới đèn UV.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ hoạt động tối ưu của đèn UV phải ở mức ~ 40 độ C hoặc 104 độ F. Nếu nhiệt độ biến thiên ở mức quá cao hoặc quá thấp, sẽ làm giảm sự ổn định của năng lượng UV.
Do đó, để tối đa hóa hiệu quả của đèn UV, nước cần phải xử lý trước. Các phương pháp tiền xử lý phổ biến nhất là:
- Lọc thô để loại bỏ chất rắn lơ lửng, các hạt cặn làm đục nước.
- Lọc than hoạt tính để loại bỏ các vật liệu hữu cơ hấp thụ tia cực tím.
- Làm mềm nước để loại bỏ các khoáng chất và giảm ánh sáng truyền qua.
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý:
- Đèn UV chỉ có hiệu quả diệt khuẩn ở khoảng cách 1-2m.
- Các bước sóng là UVA, UVB, UVC đều có những tác động nhất định tới cơ thể con người. Do đó, người sử dụng cần cẩn thận khi sử dụng, chú ý tránh rủi ro tác động đến da, mắt và các bộ phận cơ thể người. Ánh sáng tia cực tím có thể gây bỏng nặng, kích ứng da rất nguy hiểm.
- Khi dùng người sử dụng phải cần tuân thủ kỹ thuật, sử dụng đúng công suất của đèn so với thể tích nước cần xử lý.
5. Tại sao cần thay thế đèn UV?
Bao lâu cần thay đèn UV?
Các thiết bị tiêu dùng đều có tuổi thọ do hao mòn. Đèn UV diệt khuẩn cũng cần có thay thế khuyến cáo. Theo các nhà sản xuất, đèn UV cần được thay thế sau 12 tháng sử dụng, tương đương với tuổi thọ khoảng 9.000 giờ. Sau 9.000 giờ, hiệu quả khử trùng không được như ban đầu, nguồn nước của bạn có nguy cơ bị nhiễm nhiều tác nhân gây bệnh.
Tại sao đèn UV cần phải được thay thế?
Khả năng diệt khuẩn của đèn UV diệt khuẩn được cung cấp bởi thủy ngân. Khi nhiệt được đưa vào đèn, ánh sáng tia cực tím được đốt cháy bằng thủy ngân, tạo ra các vòng cung điện trong nước. Các bước sóng ngắn ánh sáng được tạo ra, có khả năng vô hiệu hóa vi khuẩn, khiến chúng không thể sinh sản, phát triển.
Trong suốt 9.000 giờ hoạt động, thủy ngân sẽ dần cạn kiệt và năng lượng ánh sáng cũng bị giảm dần. Ngoài ra, khi không thay thế đèn UV, chấn lưu của đèn sẽ làm việc với cường độ mạnh để cố gắng tạo ra bước sóng tử ngoại. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ làm hỏng hệ thống chung.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn nguồn nước, cũng như bảo vệ hệ thống đèn UV nói chung, điều quan trọng là bạn phải thay đèn khi hết thời hạn sử dụng.
Có thể tắt bóng đèn UV diệt khuẩn khi không sử dụng không?
Đèn UV có thể được tắt đi khi không sử dụng. Tuy nhiên, người sử dụng nên để đèn bật thường xuyên với 2 nguyên nhân.
(1) Thứ nhất, nếu quên bật lại đèn, nguồn nước sẽ không được khử trùng.
(2) Thứ hai, nếu tắt và bật hệ thống UV liên tục, có thể rút ngắn tuổi thọ của bóng đèn. Thời gian sử dụng có thể giảm xuống khoảng 10 tháng chứ không phải cả năm theo thông thường.
Nếu chỉ dừng sử dụng trong thời gian ngắn, bạn không nên tắt và khởi động đèn liên tục. Việc này chỉ nên diễn ra, nếu bạn không có nhu cầu xử lý nước trong thời gian dài.
Cách thay thế đèn UV
Một hệ thống xử lý nước có tuổi thọ lên đến vài chục năm. Trong khi, việc thay thế đèn diễn ra hàng năm. Để chủ động cho công việc này, bạn nên nắm rõ từng bước làm, để thực hiện đúng kĩ thuật, cùng như đảm bảo an toàn cho bản thân.
- Bước 1: Tắt nguồn cấp nước bằng cách khóa van cấp nước.
- Bước 2: Mở vòi thoát nước còn dư ra ngoài. Lưu ý: sẽ mất khoảng 5 phút hoặc lâu hơn để xả hết nước ra ngoài. Quá trình này sẽ cùng lúc giải phóng áp lực nước trong hệ thống diệt khuẩn.
- Bước 3: Ngắt nguồn điện và chờ đến khi đèn nguội trước khi mở ra thay thế.
- Bước 4: Đeo gang tay mới, sạch, ban cần đảm bảo găng tay mới và sạch để không để lại vết bám bẩn trên đèn. Lưu ý: Tránh tiếp xúc trực tiếp với vỏ ống thạch anh. Các chất bẩn dính để lại lên bóng đèn khi được đốt nóng ở nhiệt độ 600 đến 850 độ C sẽ tạo thành vết vĩnh viễn trên bề mặt ống. Chúng làm giảm sự truyền năng lượng của tia cực tím, dẫn đến đèn bị quá nóng gây ra hỏng hóc sớm. Trong trường hợp tiếp xúc với da trần, hãy khử trùng đèn bằng cồn trước khi đặt chúng lại vào hệ thống.
- Bước 5: Lấy đèn cũ ra và tháo các ren kết nối đèn
- Bước 6: Lấy đèn ra khỏi hệ thống.
- Bước 7: Lấy hộp đèn mới, bên trong có đèn UV và sách hướng dẫn. Bạn hãy kiểm tra chắc chắn bóng đèn mới, với logo của hãng được in trên bóng. Sử dụng hàng không chính hãng có thể dẫn đến rủi ro về sức khỏe và an toàn. Đèn UV trước khi đưa ra thị trường đã được nhà sản xuất thiết kế, thử nghiệm và chứng nhận chất lượng. Sử dụng đèn UV diệt khuẩn chính hãng đảm bảo hiệu quả xử lý nước. Hơn nữa, khi sử dụng sản phẩm giả, nhái, bạn sẽ không được hưởng các chế độ bảo hành nếu có bất kỳ vấn đề nào phát sinh trong tương lai.
- Bước 8: Đặt đèn mới vào trong hệ thống.
- Bước 9: Kết nối đèn mới với thiết bị chung của hệ thống.
- Bước 10: Đặt lại bộ đếm ngày của hệ thống đèn Viqua.
- Bước 11: Kết nối trở lại với nguồn điện.
- Bước 12: Mở van cấp nước lại từ từ.
- Bước 13: Đóng lại vòi nước xả ban đầu đã mở.
Xử lý bóng đèn UV diệt khuẩn cũ sau khi được thay thế
Đèn UV có hình dạng tương tự bóng điện thông thường. Tuy nhiên trong bóng UV sẽ có một lượng thủy ngân. Dòng điện sẽ kích thích hơi thủy ngân tạo ra tia cực tím sóng ngắn. Bóng đèn UV được làm từ vỏ thủy tinh trong suốt, được thiết kế kỹ thuật cao để cho phép bước sóng 253.7 nm đi qua.
Đèn UV khác với các loại bóng đèn thông dụng, chúng đặt ra yêu cầu cả trong việc thay thế và thải bỏ đúng cách. Thủy ngân là mối nguy hiểm với môi trường và con người. Đây là một kim loại nặng độc hại có thể gây hại cho các sinh vật nếu bị rò rỉ ra ngoài.
Bạn có thể liên hệ với công ty dịch vụ thu mua bóng đèn, phế liệu. Họ sẽ giúp bạn xử lý những bóng đèn cũ mà không gây hại đến con người.
6. Ứng dụng
Đèn UV diệt khuẩn thường được sử dụng kết hợp với các hệ thống xử lý nước sạch, xử lý nước tinh khiết RO, nước siêu tinh khiết DI. Thiết bị được ứng dụng trong các ngành:
- Khử trùng nước uống gia đình.
- Xử lý nước khách sạn, trường học, công ty, cơ sở sản xuất, trang trại.
- Xử lý nước bệnh viện, y tế.
- Khử trùng nước nuôi trồng thủy sản.
- Đèn UV diệt khuẩn hồ cá.
- Đèn UV diệt khuẩn cho máy lọc nước.
7. Mua đèn UV khử trùng ở đâu?
Bất cứ ai cũng mong muốn sử dụng nguồn nước đạt tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo sức khỏe người sử dụng. Đèn UV diệt khuẩn là một giải pháp an toàn chống lại các vi sinh vật gây ra hàng ngàn trường hợp gây hại sức khỏe hàng năm. Hiện nay, thiết bị không chỉ được sử dụng không chỉ trong các ngành công nghiệp mà còn ở các máy lọc nước nhỏ gia đình.
SKY Việt Nam chuyên cung cấp đèn UV từ các thương hiệu nổi tiếng như: TUV, Spectrum, Viqua, Aquafine… Sản phẩm do chúng tôi cung cấp đảm bảo có hiệu quả cao, khử trùng hiệu quả, lắp đặt dễ dàng, chất lượng bền, an toàn, giá thành cạnh tranh nhất thị trường…
Liên hệ với chúng tôi để được báo giá sản phẩm và tư vấn chính xác cách lắp đặt, sử dụng.
CÔNG TY CP SKY VIỆT NAM
Văn phòng: Số 79/649 đường Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 024 3995 4990 – Hotline: 0912 293 769 (iSMS, Zalo, Line, Viber)
Website: www.locnuoc360.com – Email: locnuoc360.com@gmail.com