Bên cạnh việc chọn mua máy lọc nước loại tốt, việc tìm hiểu hướng dẫn lắp máy lọc nước RO đúng cách cũng giúp bạn đảm bảo khả năng lọc nước và độ vận hành ổn định của máy lọc nước sinh hoạt gia đình.
Máy lọc nước sạch là thiết bị quan trọng trong gia đình, có liên quan trực tiếp đến sức khỏe các thành viên. Do đó, chọn mua máy lọc nước loại tốt là chưa đủ, bạn cần nắm rõ hướng dẫn lắp máy lọc nước nước RO đúng để đảm bảo thiết bị vận hàng đúng công năng, lọc nước chuẩn sạch, vận hành ổn định, tăng tuổi thọ sử dụng của thiết bị cũng như hạn chế các lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng.
Trong bài viết này, Keangnam sẽ cung cấp thông tin chi tiết về hướng dẫn lắp máy lọc nước RO tại nhà để tăng độ bền sản phẩm. Cùng tham khảo trong bài viết dưới đây!
Nguyên lý máy lọc nước RO và cơ chế hoạt động
Máy lọc nước RO là máy lọc nước sạch sử dụng công nghệ lọc nước RO – Thẩm thấu ngược. Có nhiều loại khác nhau bao gồm máy lọc nước văn phòng, máy lọc nước sinh hoạt, máy lọc nước nấu ăn, …
Tuy nhiên, trong bài viết này sẽ đề cập chủ yếu đến các máy lọc nước sử dụng trong gia đình, thường gọi là máy lọc nước sinh hoạt, bao gồm máy lọc nước nấu ăn và máy lọc nước uống trực tiếp.
Nguyên lý máy lọc nước RO hoạt động dựa trên sử dụng áp lực dòng nước mạnh đẩy nước qua màng lọc RO với khe lưới lọc siêu nhỏ, chỉ 0.0001 micromet, từ đó, phân tách nước tinh khiết và đẩy các chất thải qua đường nước ra ngoài.
Như vậy, máy lọc nước sạch RO sẽ kết nối trực tiếp với nguồn nước cấp đầu vào, sử dụng bộ lõi lọc để lọc sạch nước, máy bơm để tăng áp lực dòng chảy, bình chứa để dự trữ nước sau lọc và vòi nước đầu ra. Bên cạnh đó, còn một chi tiết, phụ kiện nhỏ như van, cút đấu nối, ống dẫn, …
Bộ lọc của máy lọc nước sinh hoạt RO có nhiều lõi, thường dao động từ 6 tới 10 lõi, trong đó phổ biến là các máy lọc nước 8 lõi, máy lọc nước 9 lõi, máy lọc nước 10 lõi. Các lõi này được chia làm 3 cấp lọc, bao gồm cấp lọc thô, cấp lọc tinh và cấp bù khoáng. Các lõi cần được sắp xếp theo đúng thứ tự để đảm bảo chất lượng lọc nước tốt nhất.
Cụ thể, thứ tự các lõi sẽ là:
Cấp lọc thô là “cửa ngõ” đầu tiên nước cần đi qua trong hệ thống lọc của máy lọc nước sinh hoạt RO. Từ nguồn nước cấp đầu vào, nước cần đi qua lần lượt các lõi PP 5 micron, lõi GAC than hoạt tính, lõi PP 1 micron.
Một số máy lọc nước sạch có 4 lõi lọc thô thì có thể bổ sung thêm lõi Cation hoặc lõi lọc phèn trước hoặc sau lõi PP 1 micron. Thực tế, lõi GAC, lõi Cation và lõi lọc phèn đều có vai trò lọc các chất hóa học, khác với lõi PP 5 micron và 1 micron sử dụng khe lưới lọc để chặn lại các tạp chất, cặn bẩn hữu hình.
Do đó, chỉ cần quan trọng là lõi PP 5 micron ở trước ít nhất một lõi hóa học và lõi PP 1 micron, thứ tự còn lại có thể thay đổi tùy ý đồ nhà sản xuất.
Cấp lọc tinh RO chỉ bao gồm một lõi lọc RO duy nhất, nhưng đây lại là bộ phận quan trọng nhất được ví von với vai trò “trái tim” của hệ thống lọc nước.
Thực tế, chỉ riêng lõi RO có khả năng lọc sạch nước. Tuy nhiên, khi đặt sau hệ thống các lõi thô, áp lực lọc nước của lõi này sẽ được giảm bớt, đẩy nhanh tốc độ lọc và nâng cao tuổi thọ lõi.
Cấp bù khoáng: thường dao động từ 2- 6 lõi tùy model và nhà sản xuất. Số lượng lõi sẽ phần nào thể hiện sự đa dạng của các loại khoáng chất được bổ sung sau lọc. Khác với các lõi lọc thô và lọc tinh khá thống nhất giữa các model và nhà sản xuất, các loại lõi khoáng khá đa dạng và khác biệt, dẫn đến sự sắp xếp có thể thay đổi nhiều theo từng model.
Thế nhưng, điểm chung là lõi than hoạt tính tạo mùi vị cho nước và lõi Nano Silver thường được xếp ở vị trí gần cuối cùng trong hệ thống, để diệt khuẩn nước, đảm bảo chất lượng cuối cùng của sản phẩm.
Hướng dẫn lắp máy lọc nước RO tại nhà đúng cách
Trước đây, các máy lọc nước sinh hoạt RO trên thị trường chủ yếu chỉ là các máy có thiết kế vỏ tủ bên ngoài, nên có thể tham khảo hướng dẫn lắp máy lọc nước RO cho tất cả.
Thế nhưng, với sự đa dạng hiện nay về mẫu mã, sẽ có những sự khác biệt nhất định về cách lắp đặt giữa máy lọc nước RO không vỏ tủ, máy có vỏ tủ, máy lọc nước uống nóng lạnh, …
Sự khác biệt này thường nằm ở bước đầu hoặc bước cuối, khi chọn vị trí lắp hay khi hoàn thiện lắp đặt, còn lại những công đoạn ở giữa liên quan đến các lõi lọc đều khá giống nhau.
Do đó, bạn có thể tham khảo hướng dẫn lắp máy lọc nước RO vỏ tủ dưới đây và tùy biến khâu đầu hoặc khâu cuối nếu gia đình sử dụng các loại máy có thiết kế khác về kiểu dáng.
Bước 1: Chọn vị trí lắp đặt.
Máy lọc nước sạch có vỏ tủ có thể được lắp đặt ở phòng bếp hoặc phòng khách trong khi máy lọc nước không vỏ tủ nên được lắp đặt bên trong tủ bếp, dưới bồn rửa.
Nhưng nhìn chung, vị trí lắp đặt cần phải đảm bảo yếu tố sạch sẽ, khô ráo, thuận tiện cho kết nối đường điện và đường nước, đảm bảo độ ổn định nhất định để máy không bị rung lắc khi hoạt động.
Bước 2: Chọn cách đấu nối nguồn nước đầu vào
Chia nước đầu vào ở bồn rửa hoặc các vị trí đấu nước, khóa nước đầy vào trước khi đấu nối vào máy.
Bước 3: Lắp đặt các lõi lọc thô
Bóc vỏ nilon của các lõi 1,2,3, đặt vào các cốc lọc tương ứng và xếp đặt theo đúng thứ tự. Vặn chặt cốc lọc số 2, 3 của máy lọc nước sạch RO, cốc 1 lưu ý vặn vừa phải để lỏng hơi, tránh xảy ra lỗi máy lọc nước bị e khí.
Nối dây RO to với cút đầu vào của cốc lọc số 1. Trong hướng dẫn lắp máy lọc nước RO, cần đảm bảo cút ốc phải được quấn băng tan và siết hết ren nhằm tối ưu lực liên kết giữa dây RO và cút ốc.
Tại cút đầu ra của cốc lọc số 3, tháo dây RO nối từ vị trí đầu ra này với đầu vào của lõi lọc RO, tiếp theo, dùng đoạn dây RO nhỏ ở bên ngoài nối trực tiếp từ cút đầu ra cốc lọc số 3 tới vị trí xả nước để bắt đầu sục rửa 3 lõi lọc thô.
Bước 4: Sục rửa 3 lõi lọc thô
Đây là bước quan trọng không thể bỏ qua trong hướng dẫn lắp máy lọc nước RO nhằm tối ưu chất lượng lọc, hạn chế tình trạng tắc lõi lọc sau này.
Cách làm bao gồm cắm điện máy lọc nước sạch RO, mở van nước của cút đầu vào, bắt đầu sục rửa sạch các chất bảo quản của 3 lõi lọc thô, kéo dài trong khoảng 20 phút.
Trong quá trình sục rửa này, nếu phát hiện thấy nước tràn từ cốc lọc số 1 ra ngoài, bạn cần siết chặt lại cốc lọc này. Lưu ý trong hướng dẫn lắp máy lọc nước RO này đó là nên để nới lỏng khoảng 1-2 ren, không nên vặn quá chặt dễ dẫn đến tình trạng máy lọc nước e khí hoặc máy lọc nước RO không ra nước do không lọc được.
Bước 5: Lắp lõi lọc RO
Lõi lọc RO cần được giữ vệ sinh cẩn thận, do đó, bạn cần đeo găng tay khi thực hiện lắp lõi lọc RO. Đầu tiên, bóc phần bọc nilon bên ngoài lõi, dùng nước tinh khiết đóng chai để thẩm thấu nước khắp màng RO, để màng giãn nở đều và hoạt động tối đa hiệu suất.
Đưa màng RO vào bên trong lõi, đầu có gioăng màu đen đưa vào phía trong, ấn chặt. Sau đó, đậy nắp lõi lại và vặn chặt. Trong hướng dẫn lắp máy lọc nước RO, nên sử dụng kìm để vặn chặt cút tránh rò rỉ nước. Bạn cũng nên vệ sinh kìm trước khi sử dụng, tránh dây bẩn vào lõi lọc quan trọng này.
Tiếp theo, nối dây nhỏ của màng RO từ đầu chờ của van Flow, dong theo đường xả nước mà gia đình sử dụng. Tương tự như khi lắp bộ lọc thô, lõi RO cũng cần được sục rửa sau khi lắp đặt.
Cách sục rửa bao gồm tháo rời dây màu xanh tại cút đầu ra của màng lọc, nối đoạn dây RO nhỏ ở bên ngoài ra nơi xả nước. Cắm điện để máy bắt đầu sục rửa trong khoảng 20 phút.
Bước 6: Đấu nối với bộ lõi khoáng
Khác với các lõi lọc thô và lõi RO, bộ lõi khoáng thường được các nhà sản xuất sắp đặt và kết nối sẵn. Sau khi lắp xong các lõi lọc thô và lõi lọc RO, bạn chỉ cần nối dây đầu ra của nước tinh khiết vào bình áp. Từ đây, nối lên cút đầu vào của lõi lọc số 5, tương ứng với lõi khoáng đầu tiên là hoàn tất quá trình theo hướng dẫn lắp máy lọc nước RO.
Đối với máy lọc nước RO không vỏ tủ, do nước đầu ra từ bộ lõi khoáng chưa được kết nối sẵn với vòi nước đầu ra như loại có vỏ tủ, bạn cần tốn thêm công đoạn này. Với máy lọc nước uống nóng lạnh, bạn có thể cần thêm thao tác tiếp địa thiết bị, đảm bảo an toàn điện năng.
Trên đây là những thông tin về nguyên lý máy lọc nước RO và hướng dẫn lắp máy lọc nước RO bạn cần biết để đảm bảo lắp đặt đúng, giảm thiểu các lỗi phát sinh do lắp đặt sai như máy lọc bị e khí, rò rỉ nước hay nước chảy chậm, …
Bên cạnh thực hiện lắp đặt đúng cách, bạn cần lưu ý cách sử dụng máy lọc nước RO như không tự ý thay thế các linh kiện, lõi lọc không đúng theo quy định của nhà sản xuất, định kì vệ sinh, kiểm tra, thay lõi lọc để đảm bảo máy lọc nước sinh hoạt vận hành ổn định, đảm bảo chất lượng lọc nước tối ưu cho gia đình. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích, có tính ứng dụng cao cho bạn.
CÔNG TY CP SKY VIỆT NAM
Văn phòng: Số 79/649 đường Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 024 3995 4990 – Hotline: 0912 293 769 (iSMS, Zalo, Line, Viber)
Website: www.locnuoc360.com – Email: locnuoc360.com@gmail.com