Các vết bầm tím cho bị té, ngã hay va đập vào một vật gì đó không những khiến bạn đau mà còn gây mất thẩm mỹ. Đặc biệt nếu chúng xuất hiện trên mặt hoặc tay chân thì lại càng bất tiện hơn. Để chấm dứt tình trạng này một cách nhanh chóng nhưng vẫn bảo đảm an toàn, hãy khám phá ngay những cách làm tan vết bầm tím trong bài viết này nhé!
1. Làm tan vết bầm tím bằng cách chườm lạnh
Một trong những phương pháp vừa nhanh, vừa dễ và được nhiều người sử dụng nhất để làm tan vết bầm tím là chườm lạnh. Việc chườm lạnh sẽ đạt hiệu quả cao nhất nếu được thực hiện ngay sau khi xảy ra chấn thương. Hơi lạnh sẽ làm giảm lưu lượng máu lan ra những khu vực xung quanh. Nhờ vậy mà vết bầm tím sẽ giảm sưng và không quá đậm màu.
Khi bị thương, bạn nên nhanh chóng dùng khăn bông, túi hay chai nhựa để đựng nước đá hoặc đá viên. Sau đó, dùng những vật này chườm nhẹ nhàng lên vết bầm theo tần suất 10 phút/lần. Hãy lặp lại thao tác này mỗi ngày khoảng 4 – 8 lần để đẩy nhanh quá trình tan máu bầm.
2. Làm tan vết bầm tím bằng cách chườm nóng
Bên cạnh phương pháp chườm lạnh, chườm nóng cũng là một cách hữu hiệu để đánh tan vết bầm tím. Nhiệt độ cao sẽ giúp cho máu lưu thông tốt hơn và làm tan các tụ máu đang bị kẹt dưới da khu vực bị thương. Hơn nữa, chườm nóng cũng là hình thức trị liệu cho những người mắc chứng căng cơ.
Nếu muốn làm tan vết bầm bằng cách này, bạn có thể thử với túi chườm, trứng gà luộc, miếng đệm sưởi ấm. Nếu có điều kiện, hãy ngâm mình trong bồn nước ấm với một ít tinh dầu để vừa trị liệu vừa thư giãn. Tuy nhiên, cần lưu ý kỹ là bạn chỉ nên chườm nóng sau 24 giờ bị thương, nếu không vết bầm tím sẽ sưng to hơn.
3. Làm tan vết bầm tím bằng cách quấn băng ép
Nếu không có đầy đủ các dụng cụ để thực hiện cách chườm nóng hay chườm lạnh, bạn có thể giảm vết bầm tím bằng băng thun. Dùng băng thun kết hợp với kỹ thuật quấn băng ép rất có hiệu quả với vết bầm ở những vùng như mắt cá và cổ tay.
Việc quấn băng ép không những giúp tan vết bầm mà còn tăng hiệu quả giảm đau và giảm viêm. Lý do là vì khi những mô xung quanh vết thương được thắt chặt, chúng sẽ ngăn không cho mạch máu bị rò rỉ thêm.
4. Nâng cao vùng bị thương lên
Cách làm tan vết bầm tím đơn giản nhất có lẽ là nâng cao vùng bị thương lên. Không cần thêm bất cứ vật dụng hỗ trợ nào khác, bạn chỉ cần chắc chắn là vùng bầm tím đang ở vị trí cao hơn tim là được. Lúc này, vết thương sẽ giảm bớt áp suất và lực nén nên hạn chế tình trạng bị bầm tím nặng hơn. Trường hợp nếu vết bầm nằm ở chân thì bạn có thể đặt chân trên gối khi nằm ngủ.
5. Làm tan vết bầm tím bằng hoa kim sa
Kim sa hay còn được gọi là hoa cúc núi thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian. Loại thảo dược này có khả năng làm tan máu bầm và đã được kiểm chứng là hiệu quả. Bên cạnh đó, kim sa còn giúp điều trị đau cơ, bong gân hay mụn trứng cá.
Để sử dụng kim sa, bạn có thể chọn mua những sản phẩm có chứa chiết xuất của loài hoa này. Có một điều bạn cần đặc biệt lưu ý là tuyệt đối không được bôi kim sa lên mắt vì rất dễ gây ra tình trạng bỏng rát.
6. Làm tan vết bầm tím bằng hoa chuông
Hoa chuông có 2 tên gọi khác tùy theo vùng miền gồm liên mộc hay hoa sẹ. Loài thực vật này được chứng minh là có tác dụng làm tan máu bầm, giảm sưng, viêm, đau, bong gân, căng cơ và nhiễm trùng. Để làm tan vết bầm tím với hoa chuông, bạn có thể sử dụng sản phẩm có thành phần này. Đồng thời, chúng ta cũng có thể quấn chung với băng ép.
7. Làm tan vết bầm với vitamin K
Một nghiên cứu nhỏ đã được thực hiện để xác định khả năng làm tan vết bầm tím của vitamin K. Bên cạnh đó, cũng có nhiều báo cáo cho thấy vitamin K thúc đẩy quá trình tạo sợi collagen nên giúp vết thương mau lành.
Tuy nhiên, chưa có bất cứ thông tin nào cho thấy rằng vitamin K là “nhân vật chính” trong quá trình điều trị vết bầm tím. Do đó, bạn chỉ nên mua các sản phẩm chuyên dùng cho vết bầm tím và trong bảng thành phần có chứa vitamin K.
8. Làm tan vết bầm với vitamin C
Vitamin C từ lâu đã được chứng minh là có khả năng làm lành vết thương tốt. Bên cạnh đó, loại vitamin này cũng đẩy nhanh quá trình tan máu bầm. Vì vậy, khi bạn có vết bầm tím trên cơ thể, hãy dùng những loại thuốc có chứa thành phần là vitamin C.
Hơn nữa, để đạt hiệu quả cao hơn, bạn có thể bổ sung thêm những thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng cũng như giảm bầm tím tự nhiên.
9. Làm tan vết bầm tím bằng muối
Mỗi khi các phượt thủ bị thương và trên người xuất hiện vết bầm tím, họ thường sẽ dùng muối và chanh. Cách làm khá đơn giản, bạn chỉ cần trộn nước cốt chanh với muối rồi bỏ vào một miếng vải sạch và chườm lên vị trí bị bầm rồi giữ ở đó trong vòng 30 phút.
10. Làm tan vết bầm tím bằng nghệ tươi
Trong củ nghệ có nhiều dưỡng chất và thường được sử dụng để chăm sóc da. Đối với các vết bầm, củ nghệ cũng vô cùng hữu dụng nếu được dùng đúng cách. Để làm tan vết bầm tím, bạn mang củ nghệ tươi đi gọt vỏ, rửa sạch rồi giã nhuyễn. Tiếp theo thêm vào một chút phèn chua rồi trộn đều lên. Cuối cùng đắp hỗn hợp nghệ lên vết bầm tím hằng ngày cho đến khi hết hẳn.
11. Làm tan vết bầm tím bằng tinh dầu
Tinh dầu hoa oải hương ngoài hương thơm dễ chịu còn có tác dụng làm dịu và giảm đau. Trong khi đó, tinh dầu trà sẽ thấm sâu vào các lớp da đồng thời thúc đẩy quá trình đánh tan máu bầm. Để máu bầm tan nhanh, bạn cần xoa tinh dầu lên vùng da bị tổn thương và massage nhẹ nhàng thường xuyên.
12. Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Nếu trên người bạn đang có vết bầm tím, hãy dành ra khoảng thời gian vừa phải để nghỉ ngơi hoàn toàn. Tránh vận động mạnh sẽ hạn chế lưu lượng máu đến khu vực bị bầm. Nhờ vậy mà vết bầm tím sẽ đỡ nghiêm trọng hơn qua từng ngày.
13. Bổ sung chất sắt
Cơ thể bạn có thể trở nên nhạy cảm và dễ bị bầm tím hơn nếu thiếu sắt. Do đó, hãy thường xuyên bổ sung chất sắt thông qua chế độ ăn uống hằng ngày. Những loại thực phẩm như thịt gia cầm, thịt bò, rau xanh và đậu sẽ giúp cơ thể được bổ sung chất sắt một cách tự nhiên.
14. Ăn thơm để nhanh tan vết bầm tím
Trong quả thơm có chứa lượng lớn bromelain, một hoạt chất thúc đẩy nhanh quá trình tan máu bầm dưới da. Nếu bạn không quen ăn thơm trực tiếp thì có thể uống nước ép từ loại quả này. Nước ép thơm có vị ngọt thanh mát và hương thơm hấp dẫn nên khá dễ uống.
Trên đây là 11+ cách làm tan vết bầm tím nhanh và hiệu quả tại nhà mà SKY Water đã tổng hợp. Hãy lưu lại ngay để sử dụng cho những lần không may bị vết bầm tím trên người bạn nhé!