Thẻ tín dụng là gì? Những điều bạn cần biết về thẻ tín dụng khi sử dụng

Thẻ tín dụng là gì? Những điều bạn cần biết về thẻ tín dụng khi sử dụng
Thẻ tín dụng dần trở nên phổ biến ở nước ta trong vài năm trở lại đây. Vậy thẻ tín dụng là gì? Trường hợp nào nên và không nên mở thẻ tín dụng. Sử dụng thẻ tín dụng cần lưu ý gì? hãy cùng SKY Water tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Thẻ tín dụng (Credit card) cho phép người dùng thực hiện các giao dịch thanh toán trong phạm vi “hạn mức tín dụng” được cấp theo thỏa thuận của chủ thẻ và tổ chức phát hành thẻ.

Giải thích một cách đơn giản, thẻ tín dụng sẽ chứa một số tiền của ngân hàng “ứng trước” cho người dùng, bạn có thể dùng số tiền đó để chi tiêu trước, sau đó phải trả lại số tiền đã “mượn” cho ngân hàng. 

Chủ thẻ có thể dùng thẻ tín dụng để mua sắm trực tuyến, thanh toán cho các dịch vụ giải trí, thanh toán tại cửa hàng, nhà hàng, khách sạn,  những nơi chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng, thậm chí rút tiền mặt từ máy ATM.

Tuy nhiên, số tiền bạn chi tiêu hoặc rút ra không thể vượt quá hạn mức tín dụng đã được ngân hàng phê duyệt. Sau đó, bạn phải thanh toán lại tổng số tiền đã chi tiêu đúng hạn cho ngân hàng, tránh bị phát sinh phí trả chậm (nợ) với lãi suất cao.

Thẻ tín dụng là gì? Chức năng của thẻ tín dụng là gì?

1.1 Hạn mức tín dụng là gì?

Hạn mức tín dụng là số tiền tối đa mà một ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng cho phép người dùng chi tiêu bằng thẻ tín dụng của họ. Hạn mức tín dụng được xác định dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm thu nhập hàng tháng, lịch sử tín dụng, và điều kiện tài chính cá nhân của người dùng. Ngân hàng sẽ thường xem xét các yếu tố này khi quyết định mức độ rủi ro và khả năng trả nợ của mỗi khách hàng, từ đó xác định hạn mức tín dụng phù hợp.

Người dùng có thể yêu cầu ngân hàng nâng hạn mức tín dụng lên để phù hợp cho nhu cầu chi tiêu của mình nhưng phải đảm bảo chứng minh được thu nhập hoặc khả năng tài chính cho ngân hàng.

1.2 Bảng sao kê thẻ tín dụng là gì?

Bảng sao kê thẻ tín dụng là bảng tổng hợp các giao dịch và hoạt động liên quan đến thẻ tín dụng của chủ thẻ trong khoảng thời gian cụ thể, thường là một chu kỳ thanh toán. Bảng sao kê này được cung cấp bởi ngân hàng hoặc tổ chức phát hành thẻ tín dụng. Thông thường, bảng sao kê thẻ tín dụng bao gồm các thông tin sau:

  • Danh sách tất cả các giao dịch được thực hiện bằng thẻ tín dụng trong chu kỳ thanh toán, bao gồm mua sắm, thanh toán dịch vụ, rút tiền mặt và các khoản chi phí khác.
  • Toàn bộ số tiền được chi tiêu hoặc rút ra từ thẻ tín dụng trong mỗi giao dịch, cũng như tổng số tiền đã chi tiêu trong chu kỳ thanh toán.
  • Thông tin về các khoản phí liên quan đến việc sử dụng thẻ tín dụng, như phí thường niên, phí trễ hạn, cũng như thông tin về lãi suất nếu có.
  • Tổng số tiền còn nợ thẻ tín dụng sau mỗi chu kỳ thanh toán, bao gồm cả số tiền đã chi tiêu và các khoản phí và lãi suất phát sinh.

1.3 Thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng là gì?

Thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng là số tiền tối thiểu mà người dùng phải thanh toán vào mỗi kỳ thanh toán của thẻ tín dụng để tránh bị tính phí phạt và dẫn đến nợ nấu.

Thẻ tín dụng là gì? Cách mở và sử dụng thẻ tín dụng

Số tiền này được quy định bởi tổ chức phát hành thẻ tín dụng và thường được tính dựa trên một phần nhỏ của tổng số nợ còn lại trên thẻ tín dụng, thường là phần trăm nhỏ (tùy theo quy định của từng ngân hàng). Phần dư nợ còn lại chưa được thanh toán sẽ bị tính lãi theo quy định của ngân hàng.

Thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng thường bao gồm các khoản sau:

  • Tiền gốc tối thiểu: Đây là số tiền tối thiểu mà bạn phải thanh toán để giảm tổng số tiền nợ gốc còn lại trên thẻ tín dụng. 
  • Lãi suất và các khoản phí khác: Nếu bạn không thanh toán toàn bộ số tiền nợ còn lại trên thẻ tín dụng vào mỗi kỳ hạn thanh toán, bạn sẽ phải trả lãi suất và các khoản phí phát sinh từ số tiền nợ còn lại.

Thanh toán tối thiểu giúp người dùng tránh bị phạt và giữ cho tài khoản thẻ tín dụng của họ không bị đóng hoặc bị hạn chế do nợ xấu. Tuy nhiên, việc thanh toán tối thiểu chỉ là cách tạm bợ trong trường hợp khẩn cấp và không nên được sử dụng thường xuyên do có thể dẫn đến tổng số tiền nợ tăng lên và tăng lãi suất phải trả trong tương lai.

1.4 Cách thanh toán thẻ tín dụng

Có rất nhiều cách để người dùng có thể thanh toán thẻ tín dụng một cách dễ dàng và thuận tiện nhất, một số cách thông dụng như:

  • Trích nợ tự động từ tài khoản thanh toán
  • Chuyển khoản từ tài khoản ngân hàng khác sang tài khoản thẻ tín dụng
  • Nộp tiền mặt trực tiếp tại các chi nhánh hoặc phòng giao dịch thuộc hệ thống ngân hàng phát hành thẻ tín dụng.

1.5 Lãi suất thẻ tín dụng là gì?

Tiền lãi là khoản phí bạn phải trả khi vay tiền, được tính dựa trên tỷ lệ phần trăm của số tiền vay. Nếu bạn không thanh toán đầy đủ số dư nợ trên thẻ tín dụng của mình theo sao kê hàng tháng, bạn sẽ phải trả thêm tiền lãi cho số tiền còn lại (số dư nợ chưa được thanh toán).

Một số thẻ tín dụng có chương trình ưu đãi lãi suất 0%, nhưng chương trình này diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định (interest free period) khi bạn sử dụng thẻ lần đầu tiên. Tuy nhiên, khi chương trình này kết thúc, bạn sẽ bắt đầu bị tính lãi suất nếu không thanh toán toàn bộ dư nợ hàng tháng của mình.

Thẻ tín dụng là gì? Có nên mở thẻ tín dụng hay không?

2. Nên và không nên sử dụng thẻ tín dụng trong trường hợp nào

Để sử dụng thẻ tín dụng một cách hiệu quả, tránh phải gánh khoản nợ do “lãi mẹ đẻ lãi con”, người tiêu dùng trước khi có ý định mở thẻ tín dụng nên tham khảo những thông tin sau đây:

2.1 Trường hợp nên sử dụng thẻ tín dụng

Miễn là bạn có trách nhiệm với việc sử dụng thẻ tín dụng và thanh toán dư nợ hàng tháng, bạn hoàn toàn có thể sử dụng thẻ tín dụng để mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống như:

  • Bạn cần thanh toán cho những khoản chi phí lớn bằng cách trả góp. Ví dụ: điện thoại bạn hư đột xuất nhưng ngày nhận lượng chưa đến, bạn có thể dùng thẻ tín dụng để mua điện thoại trước, sau đó trả góp trong vài tháng tiếp theo. Điều này giúp giảm gánh nặng tài chính cho người dùng.
  • Xây dựng xếp hạng tín dụng cá nhân: Ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng sẽ không thể biết chính xác khả năng trả nợ của bạn tốt đến đâu nếu bạn không có lịch sử thẻ tín dụng. Thông qua thẻ tín dụng, bạn có thể xây dựng lịch sử tín dụng cá nhân từ lịch sử thanh toán các khoản dư nợ thẻ hàng tháng. Nếu bạn có lịch sử tín dụng tốt, điều này sẽ là minh chứng uy tín về khả năng chi trả của bạn, nhất là trong trường hợp bạn đăng ký các khoản vay lớn hơn như vay mua nhà, vay để đầu tư, kinh doanh,… 
  • Thẻ tín dụng còn là khoản tiền dành cho trường hợp phát sinh chi phí bất ngờ như tai nạn, ốm đau, bệnh tật,…

Những chiếc thẻ tín dụng VIP đang được hưởng những đặc quyền gì?

2.2 Trường hợp không nên sử dụng thẻ tín dụng

  • Rút tiền mặt: Mặc dù thẻ tín dụng có đi kèm với tiện ích rút tiền mặt tại ATM, nhưng phí rút tiền mặt sẽ rất lớn. Các ngân hàng khuyến khích người dùng nên sử dụng thẻ thanh toán để rút tiền. Nếu bạn dùng thẻ tín dụng để rút tiền, bạn sẽ bị tính lãi ngay và điều này khiến bạn phải chịu một số tiền lãi tăng nhanh chóng.
  • Giao dịch lớn như mua xe, mua nhà, kinh doanh: Khoản vay ngân hàng để mua tài sản giá trị lớn hoàn toàn với khoản vay thẻ tín dụng. Bạn không nên dùng thẻ tín dụng để mua nhà, mua xe vì lãi suất của thẻ tín dụng được xem là khác cao, vì vậy, bạn sẽ phải chịu một khoản lãi tương đối nhiều nếu dùng thẻ tín dụng cho các giao dịch lớn.

3. Một số điều cần lưu ý trước khi sử dụng thẻ tín dụng

3.1 Đối mặt với những cám dỗ trong chi tiêu

Đối với những ai không đủ tỉnh táo trước các “cám dỗ” trong việc chi tiêu, mua sắm, hãy cân nhắc việc có thực sự cần mở thẻ tín dụng hay không. Nếu bạn không đảm bảo có thể trả được toàn bộ số nợ phát sinh trong chu kỳ, bạn cũng không nên dùng thẻ mua sắm và chi tiêu chỉ để thỏa mãn sở thích cá nhân.

Nếu bạn muốn dùng thẻ tín dụng một cách hợp lý, bạn có thể đặt ra một số quy tắc đơn giản như: chỉ tiêu một số tiền nhất định mỗi tháng (số tiền phải nằm trong khả năng trả nợ của bạn), hoặc chỉ dùng đến thẻ trong trường hợp cấp bách,…

3.2 Thói quen thanh toán

Luôn thanh toán đúng hạn hoặc trước hạn để tránh bị phạt và tiền lãi suất phát sinh. Điều này giúp duy trì lịch sử tín dụng tích cực và giảm nguy cơ nợ nần tích luỹ. Trong trường hợp bạn chỉ đủ khả năng thanh toán tối thiểu dư nợ, bạn nên chọn ngân hàng có mức lãi suất thấp nhất có thể. Luôn nhớ rằng việc nợ dài và dai có thể khiến số tiền lãi tăng cao chóng mặt.

Cách rút tiền từ thẻ tín dụng và biểu phí mới nhất 2024

3.3 Phí và lệ phí

Các loại thẻ tín dụng thường đi kèm với khoản phí thường niên (phí hàng năm) mà ngân hàng yêu cầu bạn phải chi trả. Nếu bạn dùng thẻ tín dụng để thanh toán cho các sản phẩm và dịch vụ ở các nước khác, bạn sẽ phải chịu một khoản phí đổi ngoại tệ. 

Ngoài ra, bạn cũng sẽ phải chịu “phí vượt hạn mức” nếu sử dụng vượt quá hạn mức tín dụng được cấp/ Hoặc phải chịu “phí trả trễ” nếu bạn thanh toán dư nợ trễ hơn thời hạn quy định. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng, điểm tín dụng, cũng như cơ hội vay tín dụng mới của bạn trong tương lai.

3.4 Lãi suất thẻ (Annual Percentage Rate – APR)

Lãi suất thẻ là phần trăm chi phí mà ngân hàng xác định cho số tiền bạn vay qua thẻ tín dụng trong một năm. Khi bạn so sánh các loại thẻ tín dụng, lãi suất thẻ sẽ là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn đánh giá được số tiền lãi mà bạn sẽ phải trả cho ngân hàng (nếu bạn không thanh toán hết số dư nợ trên thẻ).

Vừa rồi là tất tần tật những thông tin về thẻ tín dụng là gì; hạn mức, sao kê, lãi suất thẻ tín dụng,… Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc phần nào hiểu được tính chất và cách hoạt động của thẻ tín dụng. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *