Tam quan là gì? Tam quan lệch lạc sẽ gây ra điều gì bất lợi?

Tam quan là gì? Tam quan lệch lạc sẽ gây ra điều gì bất lợi?
Nhiều người đã từng nghe qua những cụm từ như tam quan không hợp, tam quan lệch lạc khi sử dụng mạng xã hội. Vậy bạn đã biết tam quan là gì hay thế nào là tam quan lệch lạc chưa? Nếu chưa thì hãy cùng SKY Water tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Tam quan là thuật ngữ mang ý nghĩa sâu sắc và đa chiều trong 3 phương diện chính: kiến trúc, triết học và địa lý. Dưới đây là một số cách hiểu phổ biến về khái niệm tam quan.

1.1 Tam quan trong triết học

Tam quan trong triết học bao gồm 3 quan niệm về thế giới quan, nhân sinh quan và giá trị quan.

  • Thế giới quan: Là những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới, cuộc sống và vai trò của con người đối với thế giới.
  • Nhân sinh quan: Theo từ điển tiếng Việt, nhân sinh quan là cách hiểu về cuộc sống, trong đó bao gồm lý trí, lý tưởng, cách sống… 
  • Giá trị quan: Cách nhìn nhận và đánh giá về những điều được coi là quan trọng và có giá trị trong cuộc sống, bao gồm cả giá trị đạo đức, xã hội và cá nhân.

Tam quan là gì? Tam quan lệch lạc là vấn đề gì | BvNTP

1.2 Tam quan trong kiến trúc

Khi phân tách nghĩa của cụm từ tam quan, ta có “tam” có nghĩa là ba, “quan” có nghĩa là cửa. Vì vậy, trong kiến trúc, tam quan thường được biết đến với cụm từ “cổng tam quan”.

Cổng tam quan là một dạng kiến trúc cổng truyền thống được xây dựng trước các công trình lớn như đền, chùa hoặc các khu di tích lịch sử. Cổng tam quan thường được thiết kế với 3 cửa: một cửa chính ở giữa và hai cửa phụ ở hai bên. Các vách ngăn giữa các cửa được xây dựng kiên cố bằng gạch, đá hoặc gỗ, và cổng được chạm khắc tỉ mỉ, khéo léo, tạo nên một tổng thể hài hòa. Phần trên cùng của cổng thường được lợp mái và treo bảng tên địa danh. 

Trong thời phong kiến, hầu hết các công trình kiến trúc cung đình đều sử dụng thiết kế cổng tam quan. Trong đó, cổng chính giữa có kích thước lớn nhất dành cho vua chúa; hai lối đi hai bên dành cho quan võ (cổng bên phải) và quan văn (cổng bên trái).

Cổng tam quan thường chia thành hai loại chính:

  • Cổng tam quan có gác: Có thiết kế nhỏ, thường có tầng mái để tạo chiều cao và gác. Trong kiến trúc chùa chiền, phần gác thường được dùng để đặt chuông.
  • Cổng tam quan tứ trụ: Được xây với 4 trụ chắc chắn (tứ trụ) tạo thành 3 lối đi thay vì các vách ngăn. Hai trụ chính giữa lớn và cao hơn hai trụ rìa ngoài. Phần nối liền giữa bốn trụ thường được trạm trổ và trang trí một cách tinh xảo. 

Ngoài ra, một số công trình kiến trúc của Việt Nam còn có kiểu cổng tam quan biến thể. Ví dụ, cổng tam quan của Chùa Sét (Hà Nội) được biến tấu thành năm lối đi, tạo nên sự cổ kính và đồ sộ cho cảnh chùa.

File:Cổng tam quan chùa Nghiêm Phúc, khu biệt thự Đỉnh Long, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.jpg - Wikimedia Commons

1.3 Tam quan trong địa lý

Ở Việt Nam, tam quan còn là tên của hai phường thuộc thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định là Tam Quan Bắc và Tam Quan Nam.

Tam Quan Bắc có diện tích gần 8km² và gồm có 10 khu phố. Đây là một phường nằm ở vị trí ven biển, nên những người dân ở đây sinh sống bằng nghề đánh bắt thủy  – hải sản. Ngoài ra, nơi đây còn nổi tiếng với nghề làm bánh tráng nước dừa, được nhiều người dân trong và ngoài tỉnh biết đến.

Tam Quan Nam có diện tích gần 10km², bao gồm 7 khu phố. Tam Quan Nam cũng là một phường ven biển với đường bờ biển dài 4km, nổi tiếng với nghề bún bánh tráng truyền thống. 

2. Tam quan lệch lạc là gì?

Tam quan lệch lạc là cụm từ dùng để chỉ những quan điểm hoặc cách nhìn nhận sai lệch, không đúng đắn về ba khía cạnh thế giới quan, nhân sinh quan và giá trị quân. Ở nhiều góc độ khác nhau mà tam quan lệch lạc có thể dẫn đến những hành vi và suy nghĩ không đúng đắn, không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, gây ảnh hưởng cho bản thân và những người xung quanh. 

 

Dưới đây là một số suy nghĩ hoặc hành vi biểu hiện cho tam quan lệch lạc:

  • Quan điểm sống tiêu cực: Tin rằng cuộc sống không có ý nghĩa, cảm thấy vô vọng hoặc luôn nhìn mọi thứ theo chiều hướng bi quan.
  • Tư duy cực đoan: Có những quan điểm cực đoan về chính trị, tôn giáo hoặc văn hóa, không chấp nhận sự đa dạng và khác biệt.
  • Tự cao tự đại: Cho rằng mình luôn đúng, không chấp nhận ý kiến của người khác và coi thường người khác.
  • Lối suy nghĩ ích kỷ: Chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà không nghĩ đến hậu quả hoặc ảnh hưởng đến người khác.
  • Thiếu tôn trọng các giá trị đạo đức: Không coi trọng các giá trị đạo đức như lòng trung thực, sự công bằng, lòng nhân ái và sự tôn trọng. 
  • Hành động bất hợp pháp: Vi phạm pháp luật như trộm cắp, gian lận, bạo lực hoặc buôn bán các chất cấm.
  • Lối sống vô trách nhiệm: Không có trách nhiệm với bản thân, gia đình hoặc công việc, chẳng hạn như bỏ học, bỏ việc làm hoặc sa đọa vào tiệc tùng, chơi bời.
  • Tiêu xài hoang phí: Chi tiêu không kiểm soát vào những thứ không cần thiết, sống xa hoa và không tiết kiệm.
  • Thiếu tôn trọng người khác: Coi thường, lăng mạ hoặc có hành vi bạo lực với người khác, bao gồm bạo lực gia đình và bắt nạt.
  • Tham nhũng và lạm quyền: Sử dụng quyền lực hoặc vị trí để trục lợi cá nhân, nhận hối lộ hoặc tham gia vào các hoạt động phi pháp.

Tam quan giữa người với người không giống nhau thì sẽ khó kết giao. Tuy nhiên, tam quan lệch lạc thì sẽ gây nên nhiều hậu quả tùy vào từng góc độ khác nhau. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ tam quan là gì, cũng như rút ra được thế nào là tam quan đúng đắn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *