Tam hợp là gì? Giải đáp về Tam hợp và Tứ hành xung trong phong thủy

Tam hợp là gì? Giải đáp về Tam hợp và Tứ hành xung trong phong thủy
Trước khi làm các việc hệ trọng như cưới xin, sinh em bé,… nhiều gia đình thường “xem tuổi” của vợ – chồng, cha-mẹ và con cái xem thuộc Tam hợp hay Tứ hành xung. Vậy Tam hợp là gì? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về Tam hợp và Tứ hành xung trong phong thủy qua bài viết dưới đây!

Hiểu đơn giản Tam hợp là bộ 3 con giáp hợp nhau trong vòng tròn can chi, được xem là có những nét tính cách tương đồng, chung lý tưởng, hòa hợp hoặc hỗ trợ lẫn nhau tiến đến thành công. 3 con giáp thuộc bộ tam hợp khi kết nối với nhau thường phát triển thành mối quan hệ bạn bè; tình yêu đôi lứa; mối quan hệ làm ăn, giúp đỡ nhau cùng phát triển,…

Theo đó, 12 con giáp được chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm có 3 con giáp và khoảng cách giữa 3 con giáp Tam hợp là 4 năm, tương ứng với:

  • Tam hợp Hỏa cục: Dần – Ngọ – Tuất. Khởi từ chi Dần (hành Mộc), vượng ở chi Ngọ (hành Hỏa) và kết thúc ở chi Tuất (hành Thổ). Nguyên tắc vượng ở chi nào sẽ thuộc hành đó. Ví dụ: vượng ở chi Ngọ thuộc hành Hỏa sẽ là Tam hợp Hỏa cục.
  • Tam hợp Mộc cục: Hợi – Mão – Mùi. Khởi từ chi Hợi (hành Thủy), vượng ở chi Mão (hành Mộc) và kết thúc ở chi Mùi (hành Thổ). Bộ ba này vượng ở chi Mão nên gọi là Tam hợp Mộc cục.
  • Tam hợp Thủy cục: Thân – Tý – Thìn. Khởi từ chi Thân (hành Kim), vượng ở chi Tý (hành Thủy) và kết thúc ở chi Thìn (Thổ). Bộ ba này vượng ở chi Tý thuộc hành Thủy nên gọi là Tam hợp Thủy cục. 
  • Tam hợp Kim cục: Tỵ – Dậu – Sửu. Khởi từ chi Tỵ (hành Hỏa), vượng ở chi Dậu (hành Kim) và kết thúc ở chi Sửu (Thổ). Bộ ba này vượng ở chi dậu thuộc hành Kim nên gọi là Tam hợp Kim cục. 

Tam hợp là gì? Tứ hành xung là gì? Hiểu sao cho chính xác nhất

2. Đặc trưng của các nhóm Tam hợp

Mỗi một nhóm Tam hợp sẽ có nét tính cách đặc trưng và đặc điểm nổi bật như sau:

2.1 Nhóm tam hợp Dần – Ngọ – Tuất (Nhóm độc lập)

Nhóm tam hợp Dần, Ngọ, Tuất được gọi là nhóm độc lập, bởi những con giáp trong nhóm này đều có tính cách độc lập, thích tự do khám phá thế giới. 

Những người tuổi Ngọ thường mang trong mình sự sáng tạo, giàu cảm xúc, nhưng để làm nên chuyện, họ cần sự quyết đoán và sức mạnh của tuổi Dần, kết hợp với sự không ngoan và sáng suốt của tuổi Tuất để đạt được mục tiêu. Trong khi đó, tính nóng nảy và hấp tấp của tuổi Dần rất cần tuổi Tuất với sự điềm tĩnh và nhẹ nhàng dung hòa lại.

2.2 Nhóm tam hợp Hợi – Mão – Mùi (Nhóm ngoại giao)

Nhóm tam hợp Hợi, Mão, Mùi được gọi là nhóm ngoại giao, bởi những con giáp trong nhóm này đều có khả năng xuất sắc trong việc tương tác xã hội, ứng xử thông minh và khéo léo, sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ, cũng nhu sẵn lòng hỗ trợ người xung quanh.

Những người tuổi Hợi thường có tính chăm chỉ và kiên nhẫn, nhưng họ cũng cần sự nhanh nhẹn và cẩn thận từ những người tuổi Mão và tuổi Mùi để thành công. Ngược lại, người tuổi Mùi và Mão cần học hỏi sự kiên nhẫn và cần cù của người tuổi Hợi để phát triển bản thân.

2.3 Nhóm tam hợp Thân – Tý – Thìn (Nhóm kiên trì)

Nhóm tam hợp Thân, Tý, Thìn được gọi là nhóm kiên trì, bởi những con giáp trong nhóm này đều có nét tính cách kiên trì và tinh thần trách nhiệm cao. Họ có lòng quyết tâm và sẵn sàng nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu của mình, thường biểu hiện bằng việc hành động hơn là lời nói.

Tìm hiểu tam hợp tứ hành xung trong quan niệm phương Đông

Tuổi Thân cần sự nhiệt tình và động lực từ tuổi Thìn, cùng với sự sáng suốt của tuổi Tý. Sự kết hợp này đã tạo nên một bộ ba mạnh mẽ, thông minh và lại có sự kiên trì. 

2.4 Nhóm tam hợp Tỵ – Dậu – Sửu (Nhóm tri thức)

Nhóm tam hợp Tỵ, Dậu, Sửu được gọi là nhóm tri thức, bởi những người thuộc nhóm này sở hữu tư duy, sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú. Học cũng nổi bật với tính cách mạnh mẽ, quyết đoán và kiên trì trong việc đạt được mục tiêu.

Những người tuổi Sửu thường được biết đến với tính trung thực, có trách nhiệm, tuy nhiên họ có thể thiếu đi sự nhanh nhẹn và linh hoạt, điều này có thể được bổ sung bởi tính cách nhanh nhạy của tuổi Tỵ và Dậu.

Ngược lại, tính cách nóng nảy và thẳng thắn của tuổi Dậu có thể được làm dịu bởi sự ân cần và điềm tĩnh của tuổi Sửu. Điều này tạo ra một sự cân bằng tự nhiên và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển dẫn đến thành công.

GIẢI ĐOÁN MỘT LÁ SỐ TỬ VI - PHẦN 2

3. Tứ hành xung là gì?

Ngoài Tam hợp, trong phong thủy còn có Tứ hành xung – một khái niệm về những con giáp tương khắc với nhau. Trái ngược với tam hợp, Tứ hành xung là nhóm 4 con giáp có sự đối lập trong tính cách, quan điểm, lý tưởng,… Khi kết hợp những con giáp này lại với nhau có thể xảy ra mâu thuẫn, bất đồng, ảnh hưởng đến sự phát triển của nhóm.

Trong 12 con giáp, Tứ hành xung được chia thành 3 nhóm gồm:

  • Dần, Thân, Tỵ, Hợi
  • Thìn, Tuất, Sửu, Mùi
  • Tý, Ngọ, Mão, Dậu

Trên đây là những thông tin thú vị về Tam hợp trong phong thủy và định nghĩa về Tứ hành xung. Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn biết thêm chút ít kiến thức trong lĩnh vực phong thủy rộng lớn. Những nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, hy vọng bạn đọc sẽ đón nhận có chọn lọc. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *