Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do các virus đường ruột gây ra. Trong bài viết dưới đây, SKY Water sẽ tổng hợp các nguyên nhân cũng như hướng dẫn cách phòng tránh bệnh tay chân miệng cho bạn và cả gia đình!
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng
Trẻ tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh, hoặc đã từng tiếp xúc với dịch từ nước mũi, nước bọt của người bệnh trong lúc họ ho hay hắt hơi.
Trẻ cầm nắm những đồ dùng hoặc chạm tay vào sàn nhà có dính vi khuẩn gây bệnh tay chân miệng. Sau đó lại tiếp tục cầm nắm đồ ăn hoặc đơn giản chỉ là đưa tay bẩn lên miệng mà chưa được rửa sạch.
Người ở chung hoặc chăm sóc trẻ không vệ sinh tay chân mà chăm sóc, chơi đùa cùng trẻ khiến trẻ có nguy cơ bị tái nhiễm bệnh tay chân miệng.
Mỗi lần nhiễm bệnh thì người bệnh chỉ tạo ra kháng thể cho một loại virus nhất định. Vì vậy, nếu trẻ bị nhiễm virus của một nhóm khác sẽ khiến trẻ dễ dàng bị mắc bệnh lại.
Cách nhận biết bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng lây lan nhanh và có thể dễ dàng bắt gặp ở những trẻ em có độ tuổi từ 0 tới 10 tuổi. Ngoài ra, bệnh tay chân miệng ở người lớn cũng đã được ghi nhận nhiều trường hợp ở một số nước. Vì vậy, để nhận biết được căn bệnh này bạn có thể dựa vào các biểu hiện như sau:
- Mệt mỏi, ho, sốt nhẹ lúc mới bắt đầu và dần dần sốt cao hơn.
- Nổi bọng nước trên da, quanh miệng, bên trong má, trong lòng bàn tay và bàn chân, xung quanh mông hoặc hậu môn.
- Các bọng nước không xuất hiện liền, chúng bắt đầu bằng những vết chấm nhỏ, mờ và phẳng. Sau đó mới phát triển lớn hơn và cuối cùng ta sẽ thấy đó là những vết phồng rộp đỏ khiến trẻ đau đớn và khó chịu.
Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng
Hiện nay, chưa có vắc-xin phòng ngừa hay thuốc đặc trị cho bệnh tay chân miệng, do đó mọi người cần phải chủ động phòng tránh bệnh. Để phòng chống bệnh, Bộ Y Tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện tốt những cách phòng bệnh tay chân miệng.
Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng bằng cách dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ
Làm sạch, dọn dẹp nhà cửa cũng giúp cho trẻ ngăn ngừa virus gây bệnh xâm nhập, ảnh hưởng đến cơ thể của bé. Bạn hãy quét nhà và hút bụi thật kỹ, sau đó sử dụng Nước tẩy bồn cầu & nhà tắm Vim pha loãng như một dung dịch vệ sinh nhà cửa chuyên sâu. Sản phẩm này đã được viện kiểm nghiệm Pasteur TP. HCM đánh giá diệt 99.9% vi khuẩn gây bệnh.
Cách vệ sinh nhà với Vim như sau. Bạn hãy pha loãng 2 nắp Vim với 2.5 lít nước sạch để tạo thành dung dịch diệt khuẩn. Sau đó dùng cây lau nhà để vệ sinh sàn nhà như bình thường.
Bạn có thể sử dụng bàn chải nhỏ để làm sạch các kẽ gạch và các vết bẩn cứng đầu khác. Cuối cùng, bạn lau lại sàn nhà 1 – 2 lần nữa với nước sạch.
Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên làm sạch nhà tắm và nhà vệ sinh mỗi ngày. Tương tự như lau sàn nhà, bạn có thể sử dụng nước tẩy bồn cầu và nhà tắm Vim để bảo vệ nhà tắm và nhà vệ sinh khỏi vi khuẩn gây hại.
Để làm sạch tường, sàn nhà tắm và bồn rửa mặt, bạn cũng pha loãng 2.5 lít nước với 2 nắp Vim rồi dùng dung dịch vừa pha để lau chùi hàng ngày.
Đối với toilet, bạn hãy xịt Vim trực tiếp vào bồn cầu và để trong vòng 5 – 15 phút để hoạt chất tiêu diệt vi khuẩn hoàn toàn, sau đó dùng bàn chải chà thật kỹ và xả nước thật sạch.
Rửa tay thường xuyên
Một trong những cách phòng chống bệnh tay chân miệng hiệu quả nhất đó là rửa tay thường xuyên. Bàn tay của mỗi người chứa rất nhiều vi sinh vật và vi khuẩn gây bệnh.
Theo ý kiến của các chuyên gia da liễu, việc rửa tay thường xuyên với xà phòng sẽ góp phần giúp bạn loại bỏ bụi bẩn cũng như vi khuẩn một cách hiệu quả và triệt để hơn.
Hãy bày cho trẻ và hướng dẫn cũng như giải thích tầm quan trọng của việc rửa tay thường xuyên cho bé hiểu bạn nhé, hãy mang lại cho bé cảm giác rửa tay là điều vui vẻ chứ không phải bị ép buộc.
Hãy cùng chung tay phòng chống bệnh tay chân miệng bằng cách rửa tay cẩn thận sau mỗi lần sử dụng nhà vệ sinh, sau khi đi ra ngoài về, sau khi tiếp xúc với người bệnh, sau khi ho, hắt hơi hoặc dính bất kỳ vết dịch gì từ cơ thể và đặc biệt là rửa tay thật kỹ trước khi ăn.
Bảo vệ trẻ từ bên ngoài
Ngoài công việc rửa tay và nhắc trẻ luôn tuân theo nguyên tắc rửa tay cẩn thận, bạn cũng cần có những biện pháp bảo vệ trẻ từ những tác nhân bên ngoài như đảm bảo các dụng cụ ăn uống cũng như thức ăn sạch sẽ. Chú ý không nên nhai hay mớm thức ăn cho trẻ, hãy để trẻ ăn một cách tự nhiên nhất nhé.
Ngoài ra, bạn không nên để bé ngậm tay hay ngậm đồ chơi đâu nhé. Tốt nhất là bạn nên rửa sạch đồ chơi của trẻ mỗi ngày để tránh trường hợp bé ngậm trúng đồ chơi dơ hoặc dính dịch từ những người khác.
Thực hiện tốt việc vệ sinh ăn uống
Mọi người cần ăn chín, uống sôi, không nên ăn các món tái, gỏi sống hay đồ ăn chưa được chín tới.
Các đồ dùng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi dùng, tốt nhất là ngâm tráng các vật dụng qua nước sôi trước khi ăn.
Mọi người trong gia đình đảm bảo phải sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày
Tuyệt đối không mớm thức ăn cho trẻ, đồng thời không cho bé ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi hoặc chạm vào các vật dụng chưa được khử khuẩn.
Không để trẻ dùng chung khăn, vật dụng ăn uống như ly, chén, dĩa, muỗng khi chưa được khử khuẩn.
Cách phòng bệnh tay chân miệng bằng cách khử khuẩn đồ chơi, vật dụng, nhà cửa
Lau, rửa sạch bụi, chất bẩn bám trên đồ chơi, các vật dụng bé tiếp xúc hàng ngày, sàn nhà, chú ý lau sạch các bề mặt như tay vịn cầu thang, nắm cửa, mặt bàn ghế trước khi khử khuẩn.
Sau đó, lau sàn nhà, các vật dụng,…, ngâm đồ chơi của trẻ trong dung dịch khử khuẩn đã pha, để trong 10-20 phút.
Cuối cùng, lau lại bằng nước sạch. Với đồ chơi của trẻ thì rửa sạch lại bằng nước và phơi khô dưới ánh sáng mặt trời.
Ngoài ra bạn cần hạn chế đến những nơi công cộng, đông người để tránh mắc bệnh, cho trẻ nghỉ ngơi ở nhà và không nên cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hay người nghi ngờ mắc bệnh.
Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh, thông thoáng, phân và chất thải của người mắc bệnh cần được dọn và đổ vào nhà vệ sinh đúng cách để tránh lây lan bệnh. Đặc biệt, khi trẻ có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh tay chân miệng thì nên đưa trẻ đi khám và báo cho cơ quan y tế gần nhất.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Cần chú ý đến trẻ trong 5 ngày đầu của bệnh vì các biến chứng nghiêm trọng có thể xuất hiện trong giai đoạn này. Với các biểu hiện bệnh như:
Da và môi khô, cơ thể suy nhược, tiểu rất ít hay không tiểu tiện trong suốt 6 tiếng đồng hồ cần đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ có biện pháp bù nước thích hợp.
Với những trường hợp biến chứng nặng hơn như trẻ sốt kéo dài, khó chịu, giảm hoạt động, co giật, khó thở, tăng nhịp tim, cứng cổ, tê liệt tay chân, rối loạn ý thức thì cần cho trẻ nhập viện để bác sĩ theo dõi và có thể đưa ra những phác đồ điều trị tốt nhất cho trẻ.
Khi có những biểu hiện này không nên để trẻ ở nhà vì khi các biến chứng nặng xuất hiện các bậc phụ huynh sẽ không có kiến thức để xử lý.
Những lưu ý khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng
Trẻ không cần kiêng cữ quá nhiều, với các mụn nước bên ngoài da chỉ cần vệ sinh 1 lần/ngày.
Vệ sinh miệng bằng cách dùng nước muối sinh lý cho trẻ súc miệng sau khi ăn, trước khi ngủ và khi ngủ dậy.
Khi trẻ sốt cao, bố mẹ cần cho trẻ ở nơi thoáng mát, mặc đồ rộng rãi tránh ủ ấm quá mức khiến trẻ ra mồ hôi khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch họng mũi, mụn nước nên khi mắc bệnh phải được cách ly ít nhất 10 ngày từ khi khỏi bệnh, không cho trẻ đến lớp và chơi với các trẻ khác để tránh lây bệnh.
Hãy cùng SKY Water bảo vệ sức khỏe của cả gia đình và đừng quên theo dõi những bài viết khác để bỏ túi thêm nhiều mẹo vặt trong cuộc sống bạn nhé!
CÔNG TY CP SKY VIỆT NAM
Văn phòng: Số 79/649 đường Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 024 3995 4990 – Hotline: 0912 293 769 (iSMS, Zalo, Line, Viber)
Website: www.locnuoc360.com – Email: locnuoc360.com@gmail.com