Cảm biến tim trên đồng hồ thông minh hoạt động theo nguyên lý sau:
– Đồng hồ phát ra ánh sáng quang học chiếu xuyên qua da, đi vào các mạch máu trong cơ thể.
– Một phần của ánh sáng được phản xạ bởi các mạch máu, từ đó, đồng hồ thông minh sẽ dựa vào mức độ phản xạ của ánh sáng để phân tích sự thay đổi trong lưu lượng máu lưu thông và sự biến đổi của mạch máu theo thời gian.
– Dữ liệu được thu thập sẽ được xử lý bởi bộ vi xử lý trong đồng hồ thông minh để tính toán nhịp tim dựa trên sự thay đổi của ánh sáng qua da.
– Kết quả về nhịp tim sẽ được hiển thị trực tiếp trên màn hình của đồng hồ thông minh, cho phép người dùng theo dõi sự biến đổi của nhịp tim của họ trên thời gian thực.
2. Hướng dẫn đeo đồng hồ thông minh đúng cách
Để kết quả đo nhịp tim ít sai lệch nhất có thể, người dùng có thể tham khảo cách đeo như sau:
– Nên đeo hồng hồ thông minh bên tay trái, cách vị trí xương nhô lên ở cổ tay khoảng 2cm (theo hướng về phía khủy tay).
– Không đeo dây đồng hồ quá chặt vì dây siết vào tay có thể bóp nghẹt mạch máu, dẫn đến kết quả đo bị sai lệch. Người dùng cũng không nên đeo quá lỏng, khi đó sẽ tạo khoảng hở giữa da và đồng hồ, dẫn đến cảm biến không thể đo hoặc cho ra kết quả không chính xác.
– Cách đeo chính xác là để phần cảm biến nằm dưới mặt đồng hồ hoàn toàn chạm vào da, khi vận động tay đồng hồ không bị xê dịch lỏng lẻo cũng không bó chặt ở 1 vị trí.
– Đối với những hoạt động cần đánh tay nhiều như chạy bộ đường trường, bạn nên siết thêm 1 nấc để đồng hồ ít bị xê dịch. Lưu ý chỉ xiết thêm 1 nấc so với cách đeo vừa vặn được hướng dẫn ở trên để tránh làm sai kết quả đo.
3. Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả đo
Nhiệt độ cơ thể
Ở khu vực có thời tiết lạnh hoặc có mùa lạnh như các tỉnh miền Bắc, Đà Lạt, Tây Nguyên,… khí hậu lạnh có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể, dẫn đến tình trạng co ngoại vi và làm giảm cường độ tín hiệu, từ đó dẫn đến kết quả đo bị sai lệch.
Cách giải quyết khi gặp vấn đề này chính là bạn nên làm ấm cơ thể hoặc đeo găng tay để giữ ấm tay nếu bạn đi tập bên ngoài khi trời lạnh, điều này giúp cảm biến đồng hồ có thể hoạt động trong điều tốt và đưa ra kết quả đúng.
Hình xăm đậm mực
Đối với người có hình xăm đậm mực hoặc có hơi nhiều lông tay cũng có thể là yếu tố gây ảnh hưởng đến kết quả đo nhịp tim của đồng hồ thông minh.
Để khắc phục trường hợp này, người dùng có thể tẩy bớt lông ở khu vực dày lông. Hoặc đeo đồng ở tay khác không có hình xăm. Nếu những vị trí trên đều có hình xăm, bạn nên sử dụng thêm cảm biến tim rời để đeo vào vị trí bắp tay hoặc trước ngực để có kết quả đo chính xác.
Trọng lượng đồng hồ, dây đeo
Đồng hồ và dây đeo nặng có thể khiến người dùng khó điều chỉnh vừa vặn với cổ tay. Từ đó dễ làm kết quả đo nhịp tim thông qua cảm biến quang học không được chính xác.
Cách khắc phục tối ưu chính là bạn nên chọn mua đồng hồ thông minh và dây đeo có trọng lượng phù hợp với kích thước cổ tay. Với dây đeo, bạn nên chọn những loại dây cao su hoặc dây vải chuyên dụng thay vì sử dụng dây kim loại để có thể dễ dàng vệ sinh và điều chỉnh vừa vặn.
Cảm biến bị bẩn
Nếu phần cảm biến tim của đồng hồ thông minh bị hỏng, kết quả đo nhịp tim cũng bị sai lệch theo, đặc biệt là những loại cảm biến có phần mắt đọc nhỏ, không được bảo vệ bởi lớp kính.
Để khắc phục vấn đề này, người dùng nên thường xuyên làm sạch phần cảm biến sau mỗi lần tập luyện để tránh tích tụ mồ hôi, bụi bẩn tích tụ.
Bài viết này đã giúp bạn đọc biết được cách hoạt động của cảm biến tim trên đồng hồ thông minh và hướng dẫn đeo đồng hồ thông minh đúng cách. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp quá trình sử dụng đồng hồ thông minh của bạn đạt hiệu quả.