Cúng căn hay còn được gọi là cúng đốt, là một nghi lễ truyền thống trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam thời xưa. Nghi lễ này thường được thực hiện để tạ ơn sự che chở của 12 bà mụ đối với đứa bé từ lúc ở trong bụng mẹ cho đến khi lớn lên.
Đồng thời, đây còn như một nghi thức cầu bình an và may mắn cho trẻ nhỏ vào các thời điểm quan trọng trong cuộc đời. Nghi lễ này được diễn ra vào những mốc thời gian đặc biệt, 3 năm/lần vào các mốc năm 3, 6, 9, và 12 tuổi.
Dù quan niệm tâm linh không còn mạnh mẽ như trước, tục cúng căn vẫn được thực hiện và coi là một nét đẹp trong văn hóa Việt Nam. Đây là dịp để gia đình sum họp, cùng nhau cầu nguyện và chúc phúc cho con cái.
2. 12 bà mụ theo quan niệm dân gian
Trong quan niệm dân gian Việt Nam, 12 bà mụ được coi là những vị thần bảo trợ cho trẻ em, giúp đỡ và bảo vệ trẻ từ khi còn trong bụng mẹ cho đến khi lớn lên. Mỗi bà mụ có một nhiệm vụ riêng biệt trong việc chăm sóc và phát triển của trẻ.
- Mụ bà Trần Tứ Nương: Trông coi việc sanh đẻ (chú sanh)
- Mụ bà Vạn Tứ Nương: Trông coi việc thai nghén (chú thai)
- Mụ bà Lâm Cửu Nương: Phụ trách việc thụ thai (thủ thai)
- Mụ bà Lâm Thất Nương: Phụ trách việc nặn hình hài nam, nữ cho trẻ (chú nam nữ)
- Mụ bà Lâm Nhất Nương: Phụ trách chăm sóc bào thai (an thai)
- Mụ bà Lý Đại Nương: Đảm nhận việc chuyển dạ (chuyển sinh)
- Mụ bà Hứa Đại Nương: Phụ trách việc khai hoa nở nhụy (hộ sản)
- Mụ bà Cao Tứ Nương: Phụ trách việc ở cữ (Dưỡng sanh)
- Mụ bà Tăng Ngũ Nương: Đảm nhận việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống)
- Mụ bà Mã Ngũ Nương: Đảm nhận việc ẵm bồng trẻ nhỏ (tống tử)
- Mụ bà Trúc Ngũ Nương: Phụ trách việc giữ trẻ
- Mụ bà Nguyễn Tam Nương: Đảm nhận việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ (giám sanh)
3. Lễ cúng căn có quan trọng không?
So với lễ cúng mụ, lễ cúng căn ít phổ biến và được chú trọng hơn trong nhiều gia đình. Một số gia đình có thể không tổ chức lễ cúng căn cho con nhưng họ cũng thắc mắc liệu điều này có gây ảnh hưởng gì không.
Thực tế, lễ cúng căn cũng quan trọng và ý nghĩa không kém các lễ cúng mụ, bởi nó thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của cha mẹ đối với 12 bà mụ và gia tiên đã chăm sóc và bảo vệ cho bé từ lúc còn trong bụng mẹ đến khi chào đời. Đồng thời, lễ cúng căn còn là dịp cầu chúc sự bình an và may mắn cho đứa trẻ, mong bé lớn lên khỏe mạnh và thông minh.
Nếu bạn coi trọng các lễ cúng đầy cữ, đầy tháng và đầy năm cho con, thì việc tổ chức lễ cúng căn cũng rất đáng xem xét. Nghi lễ này không chỉ giúp duy trì và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn mang đến sự yên tâm và hy vọng vào một tương lai tươi sáng cho con cái. Ngày nay, bạn có thể thực hiện lễ cúng căn một cách linh hoạt và đơn giản hơn, nhưng vẫn giữ được những giá trị và ý nghĩa sâu sắc của nó.
4. Lễ cúng căn được tổ chức khi nào?
Lễ cúng căn thường được tổ chức vào các mốc thời gian đặc biệt trong quá trình trưởng thành của trẻ, cụ thể là vào các năm 3 tuổi, 6 tuổi, 9 tuổi và 12 tuổi. Mỗi mốc thời gian này đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng trong cuộc đời của trẻ.
- Năm 3 tuổi: Đây là lần đầu tiên tổ chức lễ cúng căn cho bé. Lễ cúng nhằm cầu mong cho trẻ được khỏe mạnh, tránh khỏi bệnh tật và tai ương.
- Năm 6 tuổi: Lễ cúng căn lần thứ hai, cầu mong cho bé tiếp tục phát triển toàn diện, thông minh và lanh lợi.
- Năm 9 tuổi: Lễ cúng căn lần thứ ba, đánh dấu bước chuyển tiếp quan trọng trước khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì.
- Năm 12 tuổi: Đây là lễ cúng căn cuối cùng, thường được coi là lễ cúng dứt căn, nhằm mong muốn cho bé trưởng thành, khỏe mạnh và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
5. Cách tính ngày cúng căn cho trẻ
Quan niệm về chọn ngày cúng căn cho trẻ được ông cha ta truyền lại trong câu nói: “”Gái lùi hai, trai lên một.”. Có nghĩa là, các bé gái chọn ngày cúng căn lùi xuống 2 ngày so với ngày sinh âm lịch. Điều này thể hiện mong muốn của cha mẹ thời xưa muốn con gái trở thành người biết nhường nhịn, ôn hòa để giữ cho gia đạo bình yên, luôn mềm mỏng, hiền dịu là những phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ theo quan niệm truyền thống.
Ngược lại, đối với bé trai, người ta chọn ngày cúng tiến lên 1 ngày so với ngày sinh âm lịch của bé. Điều này nhằm thể hiện mong muốn con trai mạnh mẽ, quyết đoán, và luôn tiến về phía trước, đó chính là những phẩm chất của người đàn ông bản lĩnh.
6. Mâm cúng căn cần chuẩn bị gì?
Lễ cúng căn không cần phải quá phức tạp với những lễ vật cầu kỳ. Quan trọng nhất là lòng thành của người thực hiện lễ. Mâm cỗ chỉ cần những lễ vật truyền thống, ấm áp và trang trọng.
Việc chuẩn bị lễ vật cúng căn cũng thường khác nhau tùy theo văn hóa và phong tục của từng vùng miền, điều này cũng không làm mất đi ý nghĩa của lễ cúng. Để cúng căn đúng cách, bạn cần chuẩn bị hai mâm cúng chính: một mâm cúng 12 bà mụ và một mâm cúng bà chúa thai sanh.
Mâm cúng 12 bà mụ
- Xôi: chia thành 12 phần bằng nhau, thường là xôi gấc hoặc xôi đậu (đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng,…)
- Chè: 12 chia thành 12 phần bằng nhau, thường là chè trôi nước, chè hoa cau, chè đậu xanh,… nên tránh chè đậu đen.
- 12 đĩa trầu têm cánh phượng
- Mâm ngũ quả: Chọn các loại trái cây mang ý nghĩa tốt đẹp, tránh chọn loại quả đắng, chát hoặc quả mùi quá nồng gây ô uế mâm cúng.
- Hoa tươi: Chọn hoa có màu sắc tươi sáng, mang ý nghĩa may mắn (tránh chọn hoa màu trắng hoặc màu thẫm)
- Bánh kẹo
- 12 bộ hài và giấy tiền vàng mã
- Gạo, muối, trà, nước, nhang, đèn
Mâm cúng bà chúa thai sanh
- Gà luộc nguyên con
- 1 con heo sữa quay
- 1 đĩa xôi, 1 tô chè lớn (không làm xôi, chè bằng đậu đen)
- Mâm ngũ quả: Chọn các loại trái cây mang ý nghĩa tốt đẹp, tránh chọn loại quả đắng, chát hoặc quả mùi quá nồng gây ô uế mâm cúng.
- Bình hoa tươi: Chọn hoa có màu sắc tươi sáng, mang ý nghĩa may mắn (tránh chọn hoa màu trắng hoặc màu thẫm)
- 3 đĩa trầu cau têm cánh phượng
- Giấy, tiền, vàng mã
- Trà, rượu, nước, nhang, đèn, gạo, muối,…
Kết: Vừa rồi là những giải đáp từ SKY Water về thắc mắc cúng căn là gì, cúng căn cần chuẩn bị ra sao. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bậc cha mẹ biết thêm về các nghi lễ cúng bái theo phong tục xưa của người Việt,.