Dầu xả là sản phẩm chăm sóc và phục hồi tóc quen thuộc với mọi người, đặc biệt là những cô nàng sở hữu mái tóc dài và dày. Thường xuyên sử dụng dầu xả nhưng bạn đã hiểu rõ về sản phẩm này chưa? Chắc chắn 6 điều nên biết khi dùng dầu xả trong bài viết này mà SKY Water nhắc đến sẽ khiến bạn phải bất ngờ đấy. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Dầu xả tóc là gì?
Dầu xả thường được biết đến là một sản phẩm chăm sóc tóc lúc nào cũng đi kèm với dầu gội. Tác dụng chính của dầu xả là dùng để khép biểu bì tóc, giảm sự ma sát giữa các sợi tóc. Từ đó, mang lại cho mái tóc độ mượt mà và hạn chế tình trạng bị rối.
Chưa hết, nhiều người thường xuyên sử dụng dầu xả còn để giảm hư tổn và tình trạng chẻ ngọn. Không chỉ có thế, dầu xả còn giúp tóc tăng độ ẩm nên không bị xơ và bồng bềnh hơn.
2. Dầu xả gồm những thành phần nào?
2.1. Cation và Polyme
Cation và Polyme tạo thành một lớp lông bôi trơn siêu mỏng phủ lên bề mặt tóc. Do đó mà hợp chất này còn được gọi là chất hoạt động bề mặt. Chức năng chính của Cation và Polyme chính là tạo độ mượt cũng như không làm tóc bị rối.
2.2. Dầu
Dầu có trong dầu xả tạo nên một lớp màng bảo vệ giúp giữ ẩm cho mái tóc. Nhờ vậy mà mỗi khi muốn tạo kiểu tóc của bạn sẽ dễ dàng vào nếp và ít hư tổn hơn. Hơn thế nữa, nếu thành phần dầu này được chiết xuất từ quả oliu hay dừa, nó sẽ thẩm thấu sâu vào lõi tóc, mang lại độ đàn hồi và độ mềm.
2.3. Chất giữ ẩm
Cũng tương tự như những sản phẩm chăm sóc da, dầu xả chứa chất giữ ẩm giúp lưu trữ nước vào trong tóc. Những chất giữ ẩm này thường sẽ gồm panthenol và glycerol. Tuy nhiên, nếu bạn sở hữu một mái tóc dễ bị xù khi ướt, sử dụng loại dầu xả có quá nhiều chất giữ ẩm sẽ khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
2.4. Silicone
Silicone chính là thành phần giúp tạo lớp màng trơn và bóng trên tóc. Lớp màng này làm giảm sự ma sát giữa các sợi tóc nên góp phần hạn chế tình trạng xơ rối. Silicone có trong dầu xả bảo vệ tóc khỏi những tác động xấu của các loại máy tạo kiểu nhiệt độ cao. Tuy vậy, nếu dùng sai cách, thành phần này cũng sẽ khiến tóc bị bết và bít tắc lỗ chân lông gây ra gàu.
2.5. Protein
Tóc được cấu tạo phần lớn từ Protein nên dầu xả có hàm lượng chất này càng cao càng mang lại hiệu quả phục hồi vượt trội. Protein trong dầu xả có khả năng xâm nhập sâu vào các lớp biểu bì mang lại cho bạn mái tóc bóng mượt và trông tràn đầy sức sống. Keratin, Collagen hay Axit amin đều là những biến thể của Protein.
3. Cơ chế hoạt động của dầu xả
Theo những thông tin được cung cấp ở phần trên, chúng ta biết được rằng trong dầu xả có những thành phần dưỡng chất khác nhau. Điểm chung của chúng chính là đều mang điện tích dương. Khi tóc ướt trong quá trình gội đầu, nó sẽ mang điện tích âm.
Tất nhiên, theo nguyên tắc cơ bản mà chúng ta được biết thì các điện tích trái dấu chắc chắn hút nhau. Do đó mà những dưỡng chất có trong dầu xả sẽ bám lại trên tóc và dần thấm sâu vào các lớp biểu bì trước khi tóc khô. Nhờ vậy chúng ta có mái tóc vô cùng mượt mà và óng ả sau mỗi lần sử dụng dầu xả.
4. 6 điều nên biết khi dùng dầu xả
4.1. Chọn dầu xả theo loại tóc
Một nghiên cứu ở Mỹ đã công bố rằng có tới khoảng 69% phụ nữ chọn dầu xả không phù hợp với loại tóc của mình. Điều này khiến dầu xả vô tình trở thành thủ phạm gây ra hư tổn chứ không phải là chăm sóc tóc. Những tình trạng thường gặp nhất khi chọn sai dầu xả gồm tóc yếu, dễ gãy rụng, da đầu bị gàu, dễ ngứa hơn bình thường,…
Sau đây là một vài gợi ý để bạn có thể chọn dầu xả phù hợp với từng loại tóc:
- Nếu tóc bạn mỏng và yếu thì hãy sử dụng dầu xả dạng volumizing conditioner để tóc khỏe từ bên trong và có độ bồng bềnh.
- Nếu tóc bạn dày hơn thì dầu xả chứa axit béo chiết xuất từ quả hạnh nhân, dừa hay jojoba sẽ hạn chế tình trạng tóc bị rối.
- Tóc xoăn thường đi kèm với việc bị khô và rối nên bạn có thể sử dụng dầu xả có tác dụng tăng cường độ ẩm nhưng không nên quá nhiều vì dễ khiến tóc bị xù.
- Nếu tóc bạn đã dày và còn nhanh bết thì tốt nhất nên tránh xa những loại dầu xả có chứa quá nhiều dầu.
4.2. Nên thường xuyên dùng dầu xả
Dầu xả thường được bán kèm với dầu gội ngoài mục đích tăng doanh thu cho thương hiệu còn có dụng ý khác. Dầu xả chứa nhiều dưỡng chất chăm sóc tóc khỏe mạnh hơn. Nhưng nếu bạn không sử dụng thường xuyên thì những dưỡng chất này không đủ để có thể phát huy hết công dụng.
Dầu xả không phải là thần dược mà giống như một dạng thực phẩm chức năng vậy. Vì vậy, sau mỗi lần gội đầu, hãy luôn sử dụng dầu xả như một bước không thể nào thiếu.
4.3. Cách thoa dầu xả
Đã có rất nhiều trường hợp dầu xả gây ra nhiều vấn đề xấu cho da đầu do không được sử dụng đúng cách. Sai lầm phổ biến nhất khi dùng dầu xả chính là thoa đều từ chân đến ngọn tóc. Hành động này chẳng những không giúp dưỡng chất thấm vào tóc mà còn khiến da đầu bị bít tắc, chân tóc bị yếu rồi gãy rụng, nguy hiểm hơn là sản sinh ra gàu.
Nếu bạn vẫn còn làm theo cách kể trên thì hãy dừng lại ngay và bắt đầu sử dụng dầu xả với hướng dẫn chính xác sau:
- Phần chân tóc đã được nuôi dưỡng bởi da đầu nên không cần dầu xả, do đó chỉ cần thoa dầu xả từ phần ngọn tóc cho đến phần tóc cách da đầu một khoảng 2 – 3 cm.
- Không nên lấy quá nhiều dầu xả cho một lần sử dụng vì dễ khiến tóc bị bết và bám bụi.
- Không nên lấy quá ít dầu xả vì sẽ không đủ dưỡng chất để bảo vệ và nuôi dưỡng tóc từ sâu bên trong.
- Thời gian giữ lại dầu xả trên tóc sau khi thoa là khoảng từ 1 – 2 phút để dưỡng chất thấm sâu vào từng lớp biểu bì.
4.4. Không dùng dầu xả thay cho dầu hấp
Dầu xả và dầu hấp tuy đều là những sản phẩm được dùng sau dầu gội nhưng có tác dụng khác nhau. Dầu hấp được đánh giá là có các hạt dưỡng chất tác động mạnh mẽ giúp nuôi dưỡng tóc sâu hơn nên rất thích hợp cho tóc cần phục hồi.
Trong khi đó, chức năng chính của dầu xả là duy trì sự bóng mềm của tóc hằng ngày. Do đó, hãy sử dụng cả 2 sản phẩm để quá trình dưỡng tóc đạt hiệu quả tối đa.
4.5. Có thể dùng dầu xả trước dầu gội
Có phải bạn rất mệt mỏi với việc tóc bị rối và gãy rụng nhiều trong quá trình gội đầu? Vậy hãy thử đảo ngược quy trình sử dụng sản phẩm xem sao. Đầu tiên bạn làm ướt tóc thật kỹ rồi thoa dầu xả lên, massage nhẹ nhàng trong 1 – 2 phút và xả sạch.
Sau khi tóc đã mềm mượt và không bị rối nữa, bạn gội lại với dầu gội. Nếu bạn sở hữu một mái tóc dày, hãy dùng thêm một lần dầu xả nữa để đảm bảo dưỡng chất đã thẩm thấm trọn vẹn.
4.6. Dầu xả vẫn có thể ủ tóc
Tất nhiên dầu xả không thể nào thay thế hoàn toàn kem ủ tóc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bất đắc dĩ như hết kem ủ mà chưa kịp mua, hãy tận dụng dầu xả nhé. Bạn chỉ cần thoa đều dầu xả lên tóc, đặc biệt là phần ngọn, sau đó ủ trong khăn bông khoảng 20 phút rồi xả lại thật sạch với nước.
Dầu xả là sản phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu để mái tóc trở nên chắc khỏe và đẹp hơn. Trên đây là 6 điều nên biết khi dùng dầu xả mà có thể bạn đã bỏ qua. Hy vọng rằng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ dử dụng dầu xả đúng cách để sản phẩm phát huy hết công dụng vốn có.