Can – Chi và Ngũ Hành là các khái niệm trong triết học Phương Đông, đặc biệt phổ biến trong văn hóa Trung Quốc và Đông Á, bao gồm cả Việt Nam. Dưới đây là ý nghĩa cơ bản của từng khái niệm:
Can Chi hay được gọi đầy đủ là Thiên Can Địa Chi, hoặc Thập Can Thập Nhị Chi. Thiên Can Địa Chi từ xa xưa đã được ứng dụng vào trong đời sống để đánh dấu quá trình sinh trưởng cho đến khi lụi tàn của các loại thực vật, nhằm phục vụ cho việc trồng trọt của người dân. Quá trình này được đánh dấu theo hai phần Dương và Âm:
– Dương: Thực vật nhô lên khỏi mặt đất, phát triển cho đến khi kết thúc vòng đời.
– Âm: Thực vật từ lúc còn là hạt mầm nằm trong đất, ngoi lên mặt đất và khi kết thúc vòng đời trở về với đất.
Dựa vào Can chi, hệ thống đánh số chu kỳ 60 trong Âm lịch được ra đời để xác định tên gọi của Giờ, Ngày, Tháng, Năm. Trong đó, các Thiên Can được dùng để xác định các ngày trong năm, Địa Chi dùng để xác định tháng.
Trong phong thủy cũng đặc biệt lưu ý, những công việc có liên quan tới trời phải dùng Thiên Can, công việc liên quan tới đất phải dùng Địa Chi.
Thiên Can (Thập Thiên Can) gồm 10 can, Địa Chi (Thập Nhị Chi) có 12 yếu tố tương ứng với 12 con giáp:
STT | Thiên Can | Địa Chi | Âm – Dương |
1 | Giáp | Tý | Dương |
2 | Ất | Sửu | Âm |
3 | Bính | Dần | Dương |
4 | Đinh | Mão | Âm |
5 | Mậu | Thìn | Dương |
6 | Kỷ | Tỵ | Âm |
7 | Canh | Ngọ | Dương |
8 | Tân | Mùi | Âm |
9 | Nhâm | Thân | Dương |
10 | Quý | Dậu | Âm |
11 | Tuất | Dương | |
12 | Hợi | Âm |
Theo quy luật âm – dương, Can Chi nào được đọc trước là cứng, nên vị trí số 1 là dương, sau dương là âm. Vì vậy, theo âm – dương ngũ hành, số lẻ là dương, số chẵn là âm.
Quy luật ghép Can Chi: Các hành dương ghép với nhau và các hành âm đi chung với nhau. Từ đó ta có: Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu,…
Đồng thời theo quy luật trên sẽ không có các Can Chi như Giáp Sửu, Ất Dần, Bính Mão,…
Dưới đây là bảng tổ hợp 60 Can Chi (Lục Thập Hoa Giáp):
1 – Giáp Tý | 11 – Giáp Tuất | 21 – Giáp Thân | 31 – Giáp Ngọ | 41- Giáp Thìn | 51 – Giáp Dần |
2 – Ất Sửu | 12 – Ất Hợi | 22 – Ất Dậu | 32 – Ất Mùi | 42 – Ất Tỵ | 52 – Ất Mão |
3 – Bính Dần | 13 – Bính Tý | 23 – Bính Tuất | 33 – Bính Thân | 43 – Bính Ngọ | 53 – Bính Thìn |
4 – Đinh Mão | 14 – Đinh Sửu | 24 – Đinh Hợi | 34 – Đinh Dậu | 44 – Đinh Mùi | 54 – Đinh Tỵ |
5 – Mậu Thìn | 15 – Mậu Dần | 25 – Mậu Tý | 35 – Mậu Tuất | 45 – Mậu Thân | 55 – Mậu Ngọ |
6 – Kỷ Tỵ | 16 – Kỷ Mão | 26 – Kỷ Sửu | 36 – Kỷ Hợi | 46 – Kỷ Dậu | 56 – Kỷ Mùi |
7 – Canh Ngọ | 17 – Canh Thìn | 27 – Canh Dần | 37 – Canh Tý | 47 – Canh Tuất | 57 – Canh Thân |
8 – Tân Mùi | 18 – Tân Tỵ | 28 – Tân Mão | 38 – Tân Sửu | 48 – Tân Hợi | 58 -Tân Dậu |
9 – Nhâm Thân | 19 – Nhâm Ngọ | 29 – Nhâm Thìn | 39 – Nhâm Dần | 49 – Nhâm Tý | 59 – Nhâm Tuất |
10 – Quý Dậu | 20 – Quý Mùi | 30 – Quý Tỵ | 40 – Quý Mão | 50 – Quý Sửu | 60 – Quý Hợi |
2. Cách tính tuổi Can Chi ngũ hành đơn giản và chính xác
Hiện nay, có rất nhiều trang thông tin giúp bạn tra cứu Can Chi theo năm một cách nhanh chóng, chính xác. Tuy nhiên, đối với người dùng làm trong các lĩnh vực như: Tư vấn bất động sản, kinh doanh vật phẩm phong thủy, xây dựng,… việc tự tính đoán được Can Chi ngũ hành của khách sẽ giúp bạn trở nên chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.
Trong rất nhiều phương pháp tính Chi Can, SKY Water đã tìm hiểu được cách tính đơn giản và có tính chính xác cao nhất. Bạn có thể thử tính theo năm sinh của mình theo cách dưới đây:
2.1 Cách tính Thiên Can
Bạn có thể biết được Thiên Can của mình dựa vào số cuối năm sinh. Dưới đây là quy ước của 10 yếu tố Thiên Can bạn có thể ghi lại để dễ đối chiếu:
- Số cuối năm sinh: 4 – Giáp
- Số cuối năm sinh: 5 – Ất
- Số cuối năm sinh: 6 – Bính
- Số cuối năm sinh: 7 – Đinh
- Số cuối năm sinh: 8 – Mậu
- Số cuối năm sinh: 9 – Kỷ
- Số cuối năm sinh: 0 – Canh
- Số cuối năm sinh: 1 – Tân
- Số cuối năm sinh: 2 – Nhâm
- Số cuối năm sinh: 3 – Quý
Ví dụ: Người có năm sinh 1999, số cuối năm sinh “9” , suy ra Can là “Kỷ”.
2.2 Cách tính Địa Chi
Khác với Can đã có số quy ước từ trước, Cách tính Chi cần bạn phải thực hiện phép tính nhỏ: Lấy hai số cuối của năm sinh chia cho 12, đem số dư của kết quả đối chiếu với quy ước Chi sau đây:
- Dư 0: Tý
- Dư 1: Sửu
- Dư 2: Dần
- Dư 3: Mão
- Dư 4: Thìn
- Dư 5: Tỵ
- Dư 6: Ngọ
- Dư 7: Mùi
- Dư 8: Thân
- Dư 9: Dậu
- Dư 10: Tuất
- Dư 11: Hợi
Ví dụ: Người có năm sinh 1999, hai số cuối năm sinh là “99”. Áp dụng công thức: 99:12 = 8 Dư 3, suy ra thuộc Chi “Mão”.
2.3 Cách tính cung mệnh ngũ hành của năm sinh
Ngũ hành bao gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, mỗi Can Chi sẽ tương ứng với một hành hay chúng ta thường gọi là mỗi người mang một cung mệnh. Theo quan niệm dân gian có từ xa xưa, việc biết được cung mệnh của bản thân sẽ giúp chúng ta biết được màu sắc, vật dụng,… tương sinh – tương khắc đối với mình. Dưới đây là các bảng quy ước để tính cung mệnh ngũ hành.
Bảng quy ước Thiên Can:
Can | Giáp | Ất | Bính | Đinh | Mậu | Kỷ | Canh | Tân | Nhâm | Quý |
Số | 1 | 1 | 2 | 2 | 3 | 3 | 4 | 4 | 5 | 5 |
Bảng quy ước Địa chi:
Chi | Tý | Sửu | Dần | Mão | Thìn | Tỵ | Ngọ | Mùi | Thân | Dậu | Tuất | Hợi |
Số | 0 | 0 | 1 | 1 | 2 | 2 | 0 | 0 | 1 | 1 | 2 | 2 |
Bảng quy ước Ngũ hành:
Ngũ hành | Kim | Thủy | Hỏa | Thổ | Mộc |
Số quy ước | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Ví dụ: Can Chi của người sinh năm 1999 là Kỷ Mão
Cách tính ngũ hành: Thiên Can + Địa Chi = Mệnh ngũ hành
Ngũ hành của người sinh năm Kỷ Mão: Kỷ có số quy ước là “3”, Mão có số quy ước là “1”
Suy ra: Kỷ + Mão = 3 + 1 = 4
Vậy Ngũ hành của người sinh năm 1999 (Kỷ Mão) có số quy ước là 4, tương ứng với mệnh Thổ.
Vừa rồi là những thông tin căn bản về cách tính Can Chi, ngũ hành, cũng như cách tra tuổi theo năm sinh. Nếu bạn đọc có thêm thông tin hữu về chủ đề này, đừng ngần ngại đóng góp cho chúng tôi để chất lượng bài viết ngày một tốt hơn.