Phương pháp Steiner là gì? Ưu và nhược điểm của phương pháp Steiner

Phương pháp Steiner là gì? Ưu và nhược điểm của phương pháp Steiner

Là phụ huynh đang có con ở độ tuổi mầm non ắt hẳn các ba mẹ sẽ vô cùng quan tâm tìm hiểu và lựa chọn các phương pháp giáo dục tốt cho con. Hiện nay, Steiner là phương pháp giáo dục cho trẻ mầm non được đánh giá cao tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam phương pháp này vẫn có phần mới mẻ với nhiều bậc cha mẹ. Do đó, trong bài viết này SKY Water sẽ giúp các phụ huynh có con nhỏ tìm hiểu thật chi tiết về phương pháp Steiner.

1. Phương pháp Steiner là gì?

Phương pháp Steiner còn có tên gọi khác là phương pháp Waldorf. Đây là phương pháp giáo dục được Rudolf Steiner Joseph Lorenz – một kiến trúc sư, nhà tư tưởng xã hội, nhà triết học người Áo hình thành và phát triển. Phương pháp giáo dục này đã được phát triển vô cùng mạnh mẽ tại các nước châu Âu và hiện nay đang dần được áp dụng tại Việt Nam.

Steiner là phương pháp giáo dục được đánh giá là hiệu quả nhất đối với trẻ ở độ tuổi mầm non. Bằng cách xây dựng một môi trường lý tưởng cho trẻ có thể khám phá thế giới một cách tự nhiên, phương pháp Steiner giúp trẻ tự mình tìm thấy bản chất của vấn đề và sáng tạo ra các giải quyết tình huống độc lập.

Phương pháp Steiner là gì
Steiner là phương pháp giáo dục giúp trẻ khám phá thế giới thật tự nhiên

2. Triết lý chủ đạo của phương pháp giáo dục Steiner

Có thể thấy nền giáo dục hiện nay đang tập trung quá nhiều vào việc truyền đạt kiến thức và tăng sức cạnh tranh. Đi ngược lại với xu hướng, triết lý của phương pháp Steiner hoàn toàn khác. Cụ thể, phương pháp giáo dục này có triết lý như sau:

  • Giáo dục trẻ không dựa vào thành tích
  • Không đánh giá con người thông qua địa vị, tiền bạc, thành công,…
  • Không phán xét
  • Không áp đặt uy quyền
  • Không áp dụng thưởng – phạt
  • Nuôi dưỡng trí tưởng tượng
Trẻ được vui chơi hoàn toàn với phương pháp giáo dục Steiner
Trẻ được vui chơi hoàn toàn với phương pháp giáo dục Steiner

3. Những ưu và nhược điểm của phương pháp Steiner

Không phải ngẫu nhiên mà Steiner lại trở thành phương pháp giáo dục trẻ mầm non được phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trên thực tế, phương pháp này có rất nhiều ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng phương pháp Steiner vẫn để lộ một số hạn chế nhất định. Sau đây là thông tin chi tiết về ưu và nhược điểm của phương pháp này mà các phụ huynh có thể tham khảo:

3.1. Ưu điểm

Một trong những ưu điểm đầu tiên của phương pháp Steiner chính là phương pháp này giúp trẻ phát triển tư duy và tình cảm vô cùng hiệu quả. Bởi Steiner là phương pháp chú trọng đặc biệt đến vấn đề phát triển trí não, nuôi dưỡng các sở thích của trẻ và tăng cường tư duy sáng tạo.

Steiner đảm bảo cho trẻ môi trường phát triển gần gũi và thân thiện
Steiner đảm bảo cho trẻ môi trường phát triển gần gũi và thân thiện

Hầu hết các trường mầm non áp dụng phương pháp giáo dục Steiner hiện nay đều chú trọng đến ba yếu tố: ý chí, suy nghĩ và cảm xúc. Do đó, họ luôn đảm bảo môi trường cho trẻ có được không gian phát triển thật gần gũi, thân thiện và an toàn.

Tại các lớp học Steiner, trẻ sẽ được khuyến khích thoải mái sáng tạo và mơ mộng trong không gian ngập tràn màu sắc cổ tích. Trẻ sẽ được hòa mình vào thiên nhiên, kết nối cùng bạn bè qua các hoạt động tập thể đầy hấp dẫn. Nhờ đó, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xã hội của trẻ sẽ được hình thành và phát triển toàn diện.

3.2. Nhược điểm

Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng phương pháp giáo dục Steiner vẫn không thể tránh khỏi việc tồn đọng một số hạn chế. Cụ thể thì theo đánh giá của các chuyên gia giáo dục, phương pháp này đã tạo ra cho trẻ một môi trường quá thoải mái. Dù rằng môi trường đó sẽ giúp trẻ hình thành tình yêu và trách nhiệm nhưng cũng sẽ khiến trẻ thiếu tính kỷ luật vì không có sự răn đe.

Ngoài ra, quan điểm để trẻ trong độ tuổi mầm non được chơi hoàn toàn cũng gây nhiều tranh cãi. Nhiều người còn nghi ngờ về tính hiệu quả của phương pháp giáo dục Steiner. Do đó phương pháp này hiện vẫn chưa được áp dụng phổ biến tại quá nhiều trường mầm non.

4. Một số đặc điểm đặc trưng của phương pháp giáo dục Steiner

Dù có mặt tại rất nhiều nước châu Âu nhưng tại Việt Nam phương pháp giáo dục Steiner vẫn chưa hề phổ biến. Do đó, có lẽ vẫn có nhiều phụ huynh tồn tại trong lòng nhiều câu hỏi về phương pháp giáo dục này. Sau đây là một số điểm đặc trưng của phương pháp Steiner. Mời các bậc phụ huynh tham khảo cùng SKY Water nhé!

4.1. Giáo viên sẽ là người hướng dẫn của trẻ

Với phương pháp Steiner, trẻ sẽ được làm quen và học hỏi các kiến thức cần thiết thông qua việc quan sát hành động mẫu của giáo viên. Từ đó, các em sẽ học được cách thực hiện và thực hành tương tự theo các hoạt động mẫu đã được quan sát. Có thể nói trong phương pháp giáo dục này, giáo viên chính là người hướng dẫn trực tiếp, là tấm gương cho trẻ noi theo. Vậy nên trong quá trình giảng dạy thầy cô cần phải đảm bảo giữ cho bản thân bình tĩnh và luôn giải quyết vấn đề một cách thấu đáo, tinh tế.

Giáo viên sẽ đồng hành cùng trẻ trong phương pháp giáo dục Steiner
Giáo viên sẽ đồng hành cùng trẻ trong phương pháp giáo dục Steiner

4.2. Trẻ sẽ được vui chơi hoàn toàn trong giai đoạn mầm non

Theo nghiên cứu của Rudolf Steiner Joseph Lorenz, ông cho rằng trong những năm đầu đời để trẻ phát triển phụ huynh nên cho con vui chơi thay vì học tập thường xuyên. Bởi đây chính là khoảng thời gian thích hợp nhất để trẻ khám phá thế giới bên ngoài cũng như khả năng của bản thân.

Và trong giai đoạn mầm non, bố mẹ cần bảo vệ não bộ của bé theo hướng tích cực nhất. Thay vì để con đồng hành cùng điện thoại, tivi,… thì hãy khuyến khích bé tham gia các hoạt động ngoài trời. Quá trình này sẽ giúp não bộ của trẻ phát triển hoàn chỉnh nhất, đồng thời cũng giúp bé rèn luyện thể chất tốt hơn.

4.3. Các hoạt động vui chơi sẽ được lặp lại nhiều lần

Khi ứng dụng phương pháp giáo dục Steiner vào trường mầm non, trẻ sẽ được lặp lại nhiều hoạt động khác nhau. Cụ thể như trẻ sẽ được chơi lặp lại các trò chơi vào mỗi ngày như tưới cây, vẽ tranh, múa hát,… Việc cho trẻ lặp lại các hoạt động này có tác dụng giúp bé hình thành thói quen tốt. Đồng thời trẻ cũng sẽ có được khả năng dự đoán những điều có thể sẽ xảy ra trong chuỗi hành động.

Trẻ được lặp lại các hoạt động vui chơi nhiều lần
Trẻ được lặp lại các hoạt động vui chơi nhiều lần

4.4. Dành cho trẻ môi trường giáo dục lành mạnh và nhẹ nhàng

Rudolf Steiner khẳng định rằng khoảng thời gian đầu đời của trẻ là “một trạng thái mơ màng”. Cụ thể thì trong giai đoạn này trẻ sẽ chưa thể nhận thức rõ về bản thân cũng như tất cả mọi thứ xung quanh. Do đó, điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển chính là xây dựng cho con một môi trường thật lành mạnh. Hãy để trẻ tham gia các hoạt động nhẹ nhàng và gần gũi như ca hát, vẽ tranh, nhảy múa,…

4.5. Giúp trẻ phát huy tư duy sáng tạo thông qua học cụ

Trong phương pháp Steiner, học cụ thường không quá đa dạng hay phức tạp. Tuy nhiên, trẻ sẽ học được cách phát huy tốt nhất tư duy sáng tạo thông qua các học cụ này. Các đồ chơi dành cho trẻ thường sẽ có xuất xứ tự nhiên, an toàn và không sử dụng nhựa nhân tạo. Kết cấu các học cụ thường đơn giản, nhằm mục đích khuyến khích trẻ phát huy trí tưởng tượng và sáng tạo một cách tối đa.

Thông qua học cụ, trẻ phát triển tư duy sáng tạo một cách toàn diện
Thông qua học cụ, trẻ phát triển tư duy sáng tạo một cách toàn diện

5. Ba mẹ có nên áp dụng phương pháp Steiner cho trẻ mầm non?

Sau khi đã theo dõi thông tin chi tiết về phương pháp giáo dục Steiner thì việc có cho con học theo phương pháp này hay không hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của gia đình. Bởi mỗi đứa trẻ sẽ có nét tính cách, nhu cầu và sở thích hoàn toàn riêng biệt. Do đó, ta không thể áp dụng cùng một cách thức giáo dục cho tất cả trẻ em. Để chắc chắn con mình có phù hợp với phương pháp giáo dục này hay không, ba mẹ cần tìm hiểu thật kỹ, so sánh các phương pháp với nhau để đưa ra lựa chọn tốt nhất.

Như vậy là chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về phương pháp Steiner, một trong những phương pháp giáo dục trẻ mầm non được áp dụng phổ biến tại nhiều quốc gia châu Âu. Hy vọng rằng bài viết này sẽ mang đến cho các bậc phụ huynh có con ở độ tuổi mầm non nhiều thông tin hữu ích. Hãy cân nhắc và lựa chọn cho con một phương pháp giáo dục phù hợp nhất để con có thể phát triển tốt nhất ba mẹ nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *