Giới trẻ 9x, 10x thường hay sử dụng cụm từ “tụt mood” trong các tình huống giao tiếp thường ngày khiến nhiều người không hiểu mood là gì, up mood, down mood, tụt mood có nghĩa gì. Trong bài này SKY Water sẽ giải thích cho bạn ý nghĩa mood là gì cùng những điều thú vị xoay quanh chủ đề này.
1. Mood là gì? Tâm trạng là gì?
Trong tiếng anh, mood là từ dùng để chỉ trạng thái tâm trạng của 1 người trong 1 khoảng thời gian. Dịch theo nghĩa tiếng Việt thì mood có thể hiểu là “tâm trạng”, “hứng” trong khi “moody” nghĩ là “thật tâm trạng”.
2. Mood và feeling có giống nhau không?
Như đã chia sẻ, mood là từ dùng để 1 trạng thái cảm xúc trong 1 khoảng thời gian, trong khi feeling là từ để mô tả 1 trạng thái cảm xúc không rõ ràng, không kéo dài như mood. Nó thường được dùng để trả lời cho câu hỏi về cảm giác hiện tại, thường có các kiểu trả lời như buồn, vui, nóng, lạnh,…
Như vậy mood và feeling là hai từ khác biệt về hình thức lẫn về nghĩa. Có thể hiểu đơn giản nhất như sau: mood là hứng thú, tâm trạng. Feeling là cảm giác, cảm nhận.
3. Tụt mood là gì? Down mood là gì?
Như vậy, có thể hiểu các cụm từ tụt mood, mood quá,… nghĩa là trạng thái thiếu hứng khởi, chán chường. Những lúc bạn cảm thấy buồn rầu, không có hứng thú, năng lượng để làm một việc gì đó thì có thể dùng từ này. Ngoài ra, tụt mood còn để dùng để chỉ việc bất đồng quan điểm với ai đó.
Down mood cũng có ý nghĩa tương đồng với tụt mood, là không có tâm trạng, hứng thú để làm điều gì cả. Ngược lại với down mood là mood lên, up mood, chỉ trạng thái vui vẻ, phấn chấn.
4. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt mood của giới trẻ?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tụt mood. Những nguyên nhân phổ biến nhất là:
4.1 Stress
Đây là nguyên nhân phổ biến hàng đầu khiến nhiều bạn trẻ rơi vào tình trạng tụt mood, không có tâm trạng làm gì cả. Đó có thể là áp lực công việc dồn dập, ôn thi căng thẳng, rắc rối tình cảm,… Điều này khiến giới trẻ nhiều lúc chỉ muốn chạy trốn khỏi thế giới hoặc ngủ đi cho quên mà thôi.
Thực tế, stress đã được chứng minh là gây suy giảm sức khỏe tinh thần ở mọi lứa tuổi.
4.2 Không hứng thú với cuộc sống
Không có hứng thú với cuộc sống, không biết mình muốn gì, không có niềm tin với cuộc sống cũng là nguyên nhân dẫn đến tụt mood. Từ bây giờ, hãy chủ động xây dựng một cuộc sống ngăn nắp hơn, tìm kiếm những sở thích mới, những mục tiêu mới, những thói quen lành mạnh,… để luôn cảm thấy cuộc sống này thật tươi đẹp và đáng sống. Có như vậy, bạn sẽ không tụt mood nữa.
4.3 Mất định hướng
Mất định hướng khiến người trẻ rơi vào tình trạng chán chường, đánh mất đi ý chí và không có động lực để thay đổi tốt hơn mỗi ngày, từ đó gây ra tình trạng down mood, tụt mood kéo dài.
4.4 Người dễ nhạy cảm
Một số người trời sinh đã có tính cách nhạy cảm. Chỉ cần có ai nói nặng 1 câu là đã đủ buồn rầu tụt mood cả ngày. Những điều dù chỉ là nhỏ nhặt cũng ảnh hưởng đến cảm xúc của họ. Tụt mood thường xuyên khiến họ luôn trong trạng thái cạn kiệt năng lượng, chẳng muốn làm gì.
4.5 Tự ti
Tự ti về bản thân cũng là nguyên nhân phổ biến làm tụt mood. Hoàn cảnh xuất thân, giàu nghèo, nghề nghiệp, tuổi tác, ngoại hình,.. luôn là các yếu tố được lấy ra so sánh giữa người với người. Những điều này khiến bạn cảm thấy bản mình thua kém so với người khác, từ đó sinh ra cảm giác tự ti, down mood, mất ý chí nỗ lực thay đổi.
5. Làm sao để hết tụt mood?
5.1 Luôn giữ tinh thần lạc quan
Luôn giữ tinh thần lạc quan là lời khuyên tốt nhất dành cho những ai thường xuyên rơi vào tình trạng tụt mood. Để có được 1 tinh thần lạc quan, hãy tham khảo những gợi ý sau nhé!
- Tập thể dục: Tập luyện sẽ giúp bạn giảm stress và cảm thấy lên mood hơn.
- Chia sẻ tâm sự: Hãy chia sẻ những điều khiến bạn cảm thấy muộn phiền với người thân hoặc một chuyên gia tâm lý. Việc này sẽ giúp bạn giải tỏa được áp lực và nhận được những lời khuyên tích cực..
- Tìm kiếm những sở thích, thói quen mới: Những điều này sẽ tạo ra niềm vui trong cuộc sống sẽ giúp bạn cảm thấy lạc quan và có cảm hứng hơn.
Khi có được tinh thần lạc quan, những vấn đề mà bạn gặp phải sẽ dễ dàng giải quyết hơn rất nhiều.
5.2 Đi tìm nguyên nhân cốt lõi
Hãy tìm ra nguyên nhân cốt lõi khiến bạn thường xuyên rơi vào tình trạng tụt mood, từ đó mới có được những giải pháp “chữa bệnh” phù hợp.
Từ hôm nay, bạn nên tập quan sát sự thay đổi tâm trạng của mình nhiều hơn, cố gắng để mức độ lạc quan và phấn chấn khi bạn thực hiện các hoạt động trong ngày như ăn ngủ, làm việc, gặp gỡ bạn bè. Việc tự đánh giá như vậy sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân khiến mình hay tụt mood.
5.3 Đi ra ngoài nhiều hơn, mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp
Khi bạn gặp gỡ nhiều người hơn, bạn sẽ mở rộng được tầm nhìn, sáng tâm trí và nhận được nhiều lời khuyên từ trải nghiệm đi trước của nhiều người. Từ đó, suy nghĩ tích cực và sáng suốt hơn.
Những mối quan hệ tốt đẹp còn giúp bạn không còn cảm giác bị bỏ rơi, cô đơn khi đối mặt những khó khăn trong cuộc sống. Ngoài ra, có một cộng đồng để chia sẻ tâm sự, những suy nghĩ ngổn ngang trong đầu còn là cách để nhẹ lòng hơn, từ đó lấy lại được mood.
5.4 Tạo dựng thói quen tốt cho bản thân
Bên cạnh tinh thần lạc quan thì việc tạo dựng những thói quen tốt, lành mạnh cũng là cách để bạn luôn có cảm hứng với cuộc sống. Hãy lên danh sách những điều khiến bạn hào hứng hơn, đặt ra những mục tiêu để xây dựng những thói quen tốt.
Thói quen tốt không chỉ là hành động thực hiện mà còn là thay đổi trong suy nghĩ, như thói quen không suy diễn, không nghĩ về những điều làm bạn thấy tiêu cực.
5.5 Đừng để ý quá nhiều vào cảm xúc của người khác
Bởi vì mỗi người từ lúc sinh ra đã là 1 cá thể độc lập, với suy nghĩ, tư duy, sở thích khác nhau. Cái họ cho là phù hợp, chưa chắc là cái phù hợp với mình. Cái họ muốn chưa chắc là cái mình muốn. Và cái họ nghĩ cũng chưa chắc là cái đúng với hoàn cảnh của mình.
Vậy nên, nếu ánh mắt họ nhìn bạn thiếu thiện chí thì cũng không phản ánh chính con người bạn. Trong nhiều trường hợp, nó phản ánh chính nội tâm của họ. Điều quan trọng vẫn là bạn hiểu chính mình và tin tưởng chính mình.
5.6 Trở nên khiêm nhường và biết lắng nghe
Khi gặp những lời phê bình, bạn vội nóng giận và phản bác? Đây là biểu hiện bản ngã của bạn đang phản ứng lại. Nó có thể dẫn tới những hành vi không kiểm soát và cảm giác tự ái, down mood.
Hãy học cách khiêm tốn, khiêm nhường hơn để lắng nghe những lời phê bình có thiện ý mà mọi người đưa ra. Không nên tự cho mình là giỏi hết, biết hết. Có như vậy bạn mới dần trở nên tiến bộ hơn và buông bỏ được bản ngã.
5.7 Chấp nhận những điều chưa hoàn hảo của bản thân
Điều tệ nhất không phải là mắc sai lầm mà là bạn không biết vượt qua cảm giác thất vọng, tự ái để nhìn nhận những bài học nhận được từ đó cải thiện tốt hơn. Khi gặp vấp ngã, hãy chấp nhận những điều chưa hoàn hảo của bản thân và thay đổi, nỗ lực hơn nữa. Chắc chắn tâm trạng bạn sẽ cải thiện hơn và không còn tình trạng tụt mood nữa.
Trên đây là những thông tin xoay quanh câu hỏi mood là gì. Hy vọng bài viết đã bạn tháo gỡ được những khúc mắc xoay quanh mood là gì, tụt mood là gì, đồng thời có được những cách để bản thân không rơi vào tình trạng này rồi nhé!