Lễ dạm ngõ cần gì? Trình tự trong buổi lễ dạm ngõ mà các đôi cần biết

Lễ dạm ngõ cần gì? Trình tự trong buổi lễ dạm ngõ mà các đôi cần biết
Lễ dạm ngõ là nghi lễ đầu tiên trong chuỗi nghi lễ trọng đại của các cặp đôi trước khi về chung một nhà. Các đôi uyên ương còn đang bỡ ngỡ chưa biết lễ dạm ngõ cần chuẩn bị gì, trình tự trong lễ dạm ngõ ra sao, hãy ở lại bài viết này để tham khảo chi tiết hơn nhé!

Lễ dạm ngõ, còn gọi là lễ dạm, lễ chạm ngõ, là nghi thức truyền thống đầu tiên trong quy trình hôn nhân của người Việt Nam. Đây là buổi gặp mặt chính thức giữa hai gia đình của cô dâu và chú rể để bàn bạc và thống nhất về các bước tiếp theo trong việc chuẩn bị cho đám cưới. 

Khác với lễ ăn hỏi, lễ dạm ngõ là dịp để hai gia đình gặp gỡ, giới thiệu các thành viên và bàn bạc về các bước tiếp theo trong quá trình tổ chức đám cưới, như ngày tổ chức Lễ Ăn Hỏi và Lễ Cưới.

2. Lễ dạm ngõ cần chuẩn bị gì?

2.1 Lễ dạm ngõ nhà trai cần chuẩn bị gì

Sính lễ trong Lễ Dạm Ngõ thường đơn giản hơn so với Lễ Ăn Hỏi. Một số lễ vật phổ biến bao gồm:

  • Trầu cau: Đây là lễ vật truyền thống không thể thiếu trong các nghi lễ cưới hỏi của người Việt Nam. Thường sẽ chuẩn bị một cặp trầu cau đã têm sẵn.
  • Trà và rượu: Chuẩn bị một rượu ngon và trà thơm, số lượng tùy ý.
  • Bánh kẹo: Có thể chọn các loại bánh kẹo truyền thống hoặc hiện đại.
  • Trái cây: Chuẩn bị số loại trái cây tươi ngon, trình bày đẹp mắt.

Lễ dạm ngõ cần chuẩn bị gì? Trình tự trong buổi lễ dạm dõ mà các

2.2 Lễ dạm ngõ nhà gái cần chuẩn bị gì

  • Nhà Cửa: Dọn dẹp và trang trí nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng. Bày biện bàn trà tiếp khách, đặt ở vị trí trung tâm, nơi diễn ra buổi lễ.
  • Lễ Vật Tiếp Đón: Chuẩn bị trà, nước, và một số loại bánh kẹo để tiếp đón gia đình nhà trai. Trái cây, hoa tươi để bàn thêm phần trang trọng.

3. Trình tự trong buổi lễ dạm ngõ

Khi đến ngày được chọn làm dễ chạm ngõ, gia đình nhà trai sẽ mang sính lễ đã được chuẩn bị từ trước sang bên nhà gái để tiến hành buổi lễ dạm ngõ.

 Đón tiếp nhà Trai

  • Nhà gái: Khi nhà trai đến, người đại diện nhà gái sẽ ra đón tiếp, mời nhà trai vào nhà.
  • Nhà trai: Đại diện nhà trai sẽ giới thiệu thành viên trong đoàn và trình bày lý do buổi gặp mặt.

Giới thiệu hai gia đình

Đại diện nhà trai và nhà gái lần lượt giới thiệu các thành viên trong gia đình, thường là nhà trai bắt đầu trước, sau đó đến nhà gái.

Trao lễ vật

  • Nhà trai: Đại diện nhà trai (thường là bố hoặc trưởng đoàn) sẽ trao sính lễ cho đại diện nhà gái.
  • Nhà gái: Đại diện nhà gái nhận lễ vật và dâng lễ vật lên bàn thờ tổ tiên.

Thắp hương trình tổ tiên

  • Nhà gái: Bố mẹ cô dâu hoặc đại diện nhà gái sẽ thắp hương lên bàn thờ tổ tiên, báo cáo với tổ tiên về việc đính hôn của con gái.

Bàn bạc kế hoạch cưới hỏi

Hai gia đình sẽ thảo luận và thống nhất về các chi tiết trong kế hoạch cưới hỏi, bao gồm ngày tổ chức Lễ Ăn Hỏi, Lễ Cưới và các lưu ý cần thiết cho các ngày này. Thống nhất về ngày giờ cụ thể và các công việc cần chuẩn bị.

Nhà Gái cần chuẩn bị gì cho Lễ Dạm Ngõ được chu toàn? | Dianthus Wedding  Decor based in Saigon, Vietnam

Gửi lời chúc phúc

  • Nhà trai: Đại diện nhà trai chúc phúc cho đôi trẻ, mong muốn sự hạnh phúc và viên mãn cho cặp đôi.
  • Nhà gái: Đại diện nhà gái cảm ơn và chúc lại, mong hai gia đình gắn bó, hòa thuận.

Tiệc nhỏ

Nhà gái sẽ tổ chức một bữa tiệc nhỏ để chiêu đãi nhà trai, thể hiện sự hiếu khách và tạo không khí ấm cúng, thân mật. Hai gia đình cùng ăn uống, trò chuyện, tạo sự gần gũi và thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với nhau. Tùy phong tục ở từng nơi mà tiệc nhỏ có thể tổ chức hoặc không.

Kết thúc buổi Lễ

Sau khi hoàn thành các nghi thức và bữa tiệc, nhà trai xin phép ra về. Nhà gái cảm ơn và tiễn nhà trai ra về, hẹn gặp lại vào các dịp Lễ Ăn Hỏi và Lễ Cưới.

Lưu ý: Mặc dù Lễ Dạm Ngõ là buổi gặp gỡ đầu tiên, nhưng sự trang trọng và tôn trọng giữa hai gia đình là rất quan trọng.  Mỗi gia đình có thể điều chỉnh các bước cụ thể dựa trên phong tục, tập quán và sự thỏa thuận giữa hai bên.

4. Kinh nghiệm chuẩn bị lễ dạm ngõ

Để lễ Dạm Ngõ diễn ra suôn sẻ và trang trọng, việc thuê các dịch vụ chuyên nghiệp có thể giúp cả hai gia đình giảm bớt áp lực và đảm bảo buổi lễ được tổ chức hoàn hảo. Nhà trai có thể chọn các dịch vụ chuẩn bị sính lễ như: mâm quả như trầu cau, trà, rượu, bánh kẹo, trái cây. Họ thường có các gói dịch vụ tùy theo nhu cầu và ngân sách của bạn. Nên kiểm tra trước chất lượng của sính lễ ít nhất một ngày để đảm bảo không có sai sót trong ngày lễ chạm ngõ.

Về phần nhà gái có thể chọn các dịch vụ trang trí nhà cửa, họ sẽ thực hiện trang trí nhà cửa, chuẩn bị thêm bàn ghế theo nhu cầu của bạn. Đảm bảo công việc trang trí và chuẩn bị hoàn tất vào đêm hôm trước ngày lễ dạm ngõ để tránh cập rập.

Nếu nhà gái tổ chức một bữa tiệc nhỏ sau buổi lễ, bạn có thể thuê dịch vụ nấu ăn hoặc đặt tiệc từ các nhà hàng uy tín. Chọn thực đơn phù hợp với khẩu vị của hai gia đình. Nhà gái nên hỏi nhà trai ước lượng số người đến tham dự để chuẩn bị đủ bàn ghế và món ăn.

Thủ tục nghi lễ dạm ngõ đầy đủ nhất để tổ chức thành công

5. Các câu hỏi thường gặp về lễ dạm ngõ

Tổ chức lễ dạm ngõ cần xem ngày không?

Tùy theo phong tục ở từng nơi và quan điểm của từng gia đình mà việc tổ chức lễ dạm ngõ có thể xem ngày đẹp hoặc không. Tuy nhiên, người Việt Nam ta từ xưa luôn kính trọng trời đất, thần linh, nên thường xem ngày tốt làm lễ chạm ngõ để mọi việc diễn ra suôn sẻ và mang lại may mắn cho đôi uyên ương.

Gia đình hai bên chỉ cần chọn một ngày hoàng đạo (ngày tốt), thuận tiện cho cả hai bên để tổ chức lễ. Tránh chọn ngày Tam Nương, Nguyệt Kỵ, Thọ Tử , hoặc ngày có sao Cô Thần, Quả Tú,… là được. Nếu chú trọng hơn vào việc xem ngày, hai nhà có thể chọn ngày giờ không có tính xung khắc với tuổi của cả cô dâu và chú rể để mang lại cảm giác yên tâm hơn.

Lễ dạm ngõ nên diện trang phục gì?

Lễ dạm ngõ thường tổ chức đơn giản, ấm cúng nên trang phục của hai bên gia đình cũng không cần quá cầu kỳ. Cả hai gia đình có thể cùng mặc áo dài truyền thống theo ý thích. Hoặc có thể mặc trang phục thoải mái nhưng vẫn đảm bảo lịch sự, chỉn chu là được. Cô dâu, chú rể có thể thống nhất mặc trang phục theo sở thích của cả hai nhưng cần lưu ý đây là buổi lễ trang trọng nên tránh những món đồ không phù hợp nhé.

Kết: Lễ dạm ngõ là bước đầu tiên trong quá trình chuẩn bị cho hôn lễ và cũng là nét văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam ta từ xưa đến nay. Dù không còn quá khắt khe về các phong tục này, song việc thực hiện lễ dạm ngõ vẫn được gìn giữ để mang lại những giá trị tốt đẹp cho các cặp đôi chuẩn bị tiến tới hôn nhân. Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp các đôi uyên ương chuẩn bị tốt hơn cho chuỗi sự kiện trọng đại của cuộc đời mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *