Người bị gout có lượng axit uric trong máu cao, việc kiểm soát chúng rất quan trọng, giúp làm giảm, ngăn ngừa các biến chứng. Một số loại thực phẩm có khả năng làm giảm nồng độ axit uric và ngược lại một số loại sẽ làm tăng axit uric có trong máu.
Cùng SKY Water tìm hiểu về mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và bệnh gout. Các thực phẩm mà bạn nên ăn và nên tránh qua bài viết dưới đây.
I. Hiểu về các nguyên tắc quan trọng trong điều trị gout
Có nhiều cách điều trị gout khác nhau, dùng thuốc hoặc không dùng thuốc. Tuy nhiên dù là dùng biện pháp nào đi chăng nữa cũng cần phải tuân thủ 3 nguyên tắc quan trong sau đây:
Hạ axit uric trong máu
Tìm cách hạ axit uric máu sẽ giúp dự phòng những cơn gout tái phát, ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến thận, khớp, tim mạch. Đối với một số trường hợp nặng, các bác sĩ sẽ phải truyền NaHCO3 để kiềm hóa máu và giải độc khẩn cấp.
Điều trị các bệnh lý kèm theo.
Bệnh gout thường dẫn đến nhiều bệnh lý kèm theo như đái tháo đường, béo phì, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp. Vì vậy khi điều trị bệnh gout cần phải có giải pháp tổng thể đề điều trị các bệnh lý kèm theo.
Kiềm hóa cơ thể
Bệnh gout xuất hiện là do tình trạng cơ thể quá dư thừa axit uric, do đó điều trị gout là việc loại trung hòa, loại bỏ các axit dư thừa trong cơ thể. Điều ngày cần phải được thực hiện hằng ngày, hạn chế tối thiểu sự tích tụ Urat trong cơ thể. Việc kiềm hóa cơ thể, trung hòa lượng axit-kiềm là nguyên tắc quan trọng giúp giải quyết tận gốc cho bệnh gout.
II. Bệnh gút kiêng ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị gout, dưới đây là danh sách các thực phẩm bạn nên tránh:
1.Nên tránh các thực phẩm chứa nhiều Purin.
Năm 2004, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng purin có trong thức ăn động vật làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh gout do cơ thể chuyển hóa chúng thành axit uric. Tuy nhiên, tiêu thụ các thực phẩm có chứa purin ở thực vật, không bị ảnh hưởng. Các nhà nghiên cứu nói thêm rằng các sản phẩm từ sữa có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh gout.
Các loại thực phẩm chứa nhiều Purin bạn nên kiêng hoặc tránh bao gồm: Thịt đỏ và thịt nội tạng, chẳng hạn như gan hoặc thận có chứa nhiều chất béo bão hòa. Cá và Hải sản, chẳng hạn như: Tôm hùm, cá mòi, cá cơm, các ngừ, các thu… Bia, rượu
2.Nên tránh các thực phẩm có hàm lượng fructose cao
Một nghiên cứu chỉ ra rằng các thực phẩm chứa nhiều fructose và đồ uống có đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout và các cơn đau gout, mặc dù chúng không chứa nhiều purin. Một nghiên cứu khác trên 125.000 người tham gia đã phát hiện ra rằng những người tiêu thụ nhiều đường fructose nhất có nguy cơ phát triển bệnh gout cao hơn 62%.
Một số thực phẩm giàu fructose bạn nên kiêng: đồ uống có đường, nước ngọt, carbonhydrate tinh chế.
III. Bệnh gút nên ăn gì.
Bệnh gout là bệnh mãn tính, do đó việc phát triển và duy trì thói quen, chế độ ăn uống lành mạnh là việc hết sức cần thiết. Chế độ ăn uống tốt cho bệnh gout đòi hỏi loại bỏ nhiều loại thực phẩm. Tuy nhiên vẫn có 1 số loại thực phẩm có hàm lượng purin thấp mà bạn có thể sử dụng:
Thực đơn cho người bệnh gout: Dưới đây là một số thực phẩm ít purin, ăn toàn cho bệnh gout:
- Trái cây: Tất cả các loại trái cây đều tốt cho bệnh gout.
- Rau: Tất cả các loại rau đề tốt, bao gồm khoai tây, đậu Hà Lan, nấm, cà tím và các loại rau lá xanh đậm.
- Các loại đậu: Tất cả các loại đậu đều tốt, bao gồm đậu lăng, đậu, đậu nành và đậu phụ.
- Quả hạch: Tất cả các loại hạt.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Chúng bao gồm yến mạch, gạo lứt và lúa mạch.
- Các sản phẩm từ sữa: Tất cả các loại đều an toàn, nhưng sữa ít béo dường như có lợi hơn.
- Trứng
- Đồ uống Cà phê và trà xanh
- Thảo mộc và gia vị: Tất cả các loại thảo mộc
- Dầu thực vật: Dầu dừa, ô liu và dầu lanh
Một số thực phẩm bạn có thể ăn vừa phải:
- Ngoài các loại thịt nội tạng và thịt đỏ, hầu hết các loại thịt đều có thể được tiêu thụ vừa phải. Bạn nên giới hạn ở mức 115-170 gram/ngày và chỉ nên sử dụng 2-3 ngày/ tuần. Chúng chứ 1 lượng purin vừa phải, do đó ăn quá nhiều có thể gây ra cơn gút:
- Các loại thịt: Bao gồm thịt gà, thịt bò, thịt lợn và thịt cừu.
- Các loại cá khác: Cá hồi tươi hoặc đóng hộp thường chứa hàm lượng purin thấp hơn hầu hết các loại cá khác.
IV.Kết hợp nước ion kiềm với chế độ ăn uống khoa học giúp hỗ trợ điều trị gout.
1.Nước ion kiềm có tốt cho bệnh gout không?
Câu trả lời là CÓ. Nước ion kiềm rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh Gout.
Như đã trình bày ở phần I, một trong ba nguyên tắc quan trọng trong điều trị bệnh gout là “kiềm hóa cơ thể”. Nước ion kiềm với đặc tính giàu tính kiềm tự nhiên, giúp kiềm hóa cơ thể rất tốt.
Một nghiên cứu khoa học cho thấy rằng axit uric và độ pH nước tiểu có mối quan hệ tuyến tính với nhau. Điều ngày có nghĩ là khi độ pH nước tiểu của bạn tăng lên, lượng axit uric trong nước tiểu của bạn cũng tăng theo. Nước tiểu có độ pH cao hơn sẽ giúp loại bỏ axit uric tốt hơn và giúp công việc của thận trở nên dễ dàng hơn. Xem chi tiết nghiên cứu: Tại đây
Một nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng nước ion kiềm có lợi ích tác động tích cực đến sự cân bằng axit-bazo trong cơ thể, đồng thời giúp cơ thể hydrat hóa tốt hơn.
2.Hướng dẫn uống nước điện giải ion kiềm như một phương thuốc tự nhiên cho bệnh gout.
a.Sử dụng nước kiềm có pH thấp sau đó tăng dần pH
Bạn nên bắt đầu sử dụng nước ion kiềm có mức pH thấp 7.5-8.5 (mức nước kiềm 1 của máy ion kiềm) sau đó đó chuyển sang nước có pH 9.5, quá trình này thường sẽ mất vài tuần hoặc một tháng. Đồng thời bạn nên cố gằng để uống 2 lít nước kiềm mỗi ngày, và loại bỏ các đồ uống có tính axit bao gồm soda và cà phê.
b.Thời gian uống nước kiềm
Khi bạn đã có nước kiềm, điều quan trọng là phải uống nó vào thời điểm tốt nhất trong ngày để có được kết quả mong muốn.
- Uống nước kiềm vào buổi sáng khi bụng đói, ít nhất là 30 phút trước khi ăn.
- Không uống nước kiềm trong bữa ăn.
- Tránh uống 30 phút trước và sau khi ăn
- Nên cố gắng để uống 2 lít mỗi ngày.
Trên đây là bài viết về chế độ ăn cho người bị bệnh gout, và vai trò của nước ion kiềm trong hỗ trợ và điều trị bệnh gout. Nếu có thắc mắc nào, bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ với SKY Water qua hotline để được tư vấn giải đáp.
CÔNG TY CP SKY VIỆT NAM
Văn phòng: Số 79/649 đường Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 024 3995 4990 – Hotline: 0912 293 769 (iSMS, Zalo, Line, Viber)
Website: www.locnuoc360.com – Email: locnuoc360.com@gmail.com