Từ lâu, hoa đào vốn được xem như là biểu tượng của ngày Tết Nguyên đán Việt Nam. Tuy nhiên không ít người vẫn chưa hiểu hết thảy ý nghĩa của hoa đào là gì, để có sự chuẩn bị tốt nhất trong dịp Tết. Nếu bạn cũng đang có cùng thắc mắc này, hãy đọc tiếp bài viết dưới đây để có lời giải đáp nhé!
Theo nghiên cứu của giáo sư Gary Crawford cùng hai đồng nghiệp tại Đại học Toronto (Canada), hoa đào lần đầu tiên xuất hiện khoảng 7.500 năm trước, được phát hiện ở vùng đất Ba Tư và dần trở nên phổ biến hơn ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới như Mông Cổ, Lào, Trung Quốc… chỉ sau vài năm. Đến hiện tại, loại hoa này trở thành biểu tượng đặc trưng trong ngày Tết Cổ truyền của người Việt, mang ý nghĩa thu hút may mắn, tài lộc.
Đặc trưng nổi bật của cây đào là dáng thân gỗ nhỏ, chiều cao có thể đạt đến 10m, lá hình mũi mác dài từ 7cm đến 15cm và rộng khoảng 2cm đến 3cm.
Hoa đào là vật thu hút tài vận, linh khí đất trời nên không thể thiếu trong ngày Tết.
2. Ý nghĩa hoa đào ngày Tết Cổ truyền
Dưới đây là tất cả những tầng ý nghĩa tốt đẹp mà cây hoa đào mang lại:
2.1. Hội tụ tinh hoa đất trời
Sắc hồng phớt nhẹ nhàng của hoa đào được ví von như là “tinh hoa hội tụ” đại diện cho ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Nhờ đó, hoa đào không chỉ có ý nghĩa giúp xua đuổi bách quỷ, giữ an yên cho cuộc sống thường ngày, mà còn ngầm ý mang lại niềm hạnh phúc, may mắn cho năm mới.
2.2. Tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở
Từng cánh hoa đào bung nở còn đọng sương ngụ ý năm mới tốt lành, tràn ngập điều mới mẻ. Bên cạnh đó, thân cây đào tuy nhỏ nhưng sức sống lại mãnh liệt, vươn mình lên bầu trời cao, nhằm nhắc nhở mọi người trong năm mới dù có thử thách nhưng nếu có lòng tin thì sẽ vượt qua thuận lợi.
2.3. Đại diện cho sự hòa thuận, kết nối
Trích từ lịch sử Trung Quốc, kể về cuộc đời của Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi, trong vườn đào khoe sắc thắm, cả ba đã cùng nhau kết nghĩa huynh đệ, nguyện thề trăm năm bền chặt. Chính câu chuyện này làm cho loại hoa trở thành biểu trưng của sự gắn kết, truyền tải thông điệp một năm thuận hòa, vui vẻ.
2.4. Biểu tượng của thịnh vượng, tài lộc
Sắc hồng nổi bật của hoa đào thường được biết đến là màu sắc của may mắn. Do vậy, mỗi gia đình người Việt đều bày trí một chậu hoa đào nhằm thu hút thịnh vượng, hạnh phúc và cầu một năm vẹn tròn, đủ đầy.
3. Tổng hợp 8 loại đào Tết được nhiều người được yêu thích nhất
Hiện nay có rất nhiều loại hoa đào chưng Tết cho gia chủ tham khảo:
-
Đào phai: Loại đào này có màu hồng phớt nhẹ nhàng, tinh tế với cánh hoa bung xòe lớn, dày tầng.
-
Bích đào: Hoa có màu hồng đậm sặc sỡ, lâu phai và mang nét đẹp kiêu sa, thanh lịch.
-
Bạch đào: Loại hoa sở hữu sắc trắng tinh khiết, mùi thơm thoang thoảng. Thế nhưng, hiện tại không còn nhiều nơi trồng giống đào này.
-
Đào thất thốn: Đây là giống đào quý hiếm, trước kia chỉ có vua chúa mới được sử dụng. Vì mỗi nhánh chỉ có 7 hoa, mỗi hoa chỉ có vài cánh mỏng, màu đỏ rực.
-
Đào má hồng: Loại đào này trồng chủ yếu ở thành phố Đà Lạt, hay còn gọi là đào lông hay đào vạn trượng. Bởi được ghép thân đào cùng mầm hồng đào, liễu đào, bích đào, bạch đào… nên bông hoa có đến 25 cánh, lâu phai, mùi thơm nhẹ dễ chịu.
-
Đào đá: Cây chủ yếu mọc tự nhiên ở rừng sâu. Tuy hoa chỉ có 5 cánh, số lượng ít hơn bích đào hay đào phai nhưng đào đá lại được yêu thích vì cành to và hình thù độc đáo, ngụ ý sức sống mãnh liệt, mạnh mẽ.
-
Đào Nhật Tân: Điểm đặc biệt của đào Nhật Tân là kích cỡ bông to, màu hồng đậm nổi bật cùng cánh dày đan xen nhiều nụ mơn mởn.
-
Đào cổ thụ: Đây là những cây đào có độ tuổi hơn 40 năm trở lên, đã trải qua nhiều mùa hoa nở khác nhau.
Có rất nhiều loại đào khác nhau cho gia chủ lựa chọn như đào phai, bích đào, bạch đào…
4. Cách chăm sóc hoa đào nở đúng Tết, tươi lâu
Để cây hoa đào ngày Tết nở đúng thời gian và giữ màu bền đẹp, bạn cần chú ý những điều quan trọng sau:
4.1. Cách kích đào nở nhanh
Đào là loại cây thích ánh sáng, hợp thời tiết rét lạnh và dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Do vậy, tùy vào khí hậu thực tế mà hoa đào có thể nở sớm hoặc muộn hơn thời gian dự kiến.
Trong trường hợp trời nóng, đào nở chậm thì các bạn có thể áp dụng những phương pháp kích hoa nở nhanh chóng như:
-
Quấn nilon quanh thân cây, rễ cây hoặc thắp đèn điện để ủ ấm cây đào.
-
Tưới nước ấm (nhiệt độ 40 – 50 độ C là tốt nhất) quanh gốc đào khoảng 5 – 6 lần/ngày.
-
Sử dụng hỗn hợp phân lân và phân kali pha loãng với lượng nước thích hợp để tưới cây hoa đào.
4.2. Cách hãm đào chậm tàn
Trong trường hợp trời quá lạnh, đào nở sớm và có thể phai trước Tết, các bạn đừng quên hãm hoa nở chậm/chậm tàn bằng cách:
-
Sử dụng nước lạnh để tưới cây (tưới lên toàn bộ tán lá và gốc cây), đều đặn 2 – 3 lần/ngày.
-
Sử dụng thêm phân ure nồng độ 1% pha loãng với nước để tưới cây.
Đến đây, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ ý nghĩa của hoa đào ngày Tết Nguyên đán. Bên cạnh hoa đào, còn rất nhiều loài hoa có ý nghĩa tốt đẹp, hợp phong thủy cho những ngày đầu năm mới, giúp mang lại may mắn cho gia chủ. Chẳng hạn:
-
Mệnh Kim: Lưỡi Hổ, Bạch Mã Hoàng Tử, Kim Tiền, Kim Ngân, Trầu Bà…
-
Mệnh Mộc: Thạch Nam, Cau Tiểu Trâm, Trường Sinh, Bàng…
-
Mệnh Thủy: Kim Tiền, Lan Ý, Lan Chi, Cau Vàng…
-
Mệnh Hỏa: Hồng Phát Tài, Phú Quý, Hồng Môn, Phong Lộc Hoa…
-
Mệnh Thổ: Trầu Bà Vàng, Trúc Nhật Vàng, Lan Hồ Điệp Vàng, Thiết Mộc Lan…