Bài văn khấn cúng rằm Trung thu chi tiết được nhiều người sử dụng

Bài văn khấn cúng rằm Trung thu chi tiết được nhiều người sử dụng
Bên cạnh việc chuẩn bị mâm lễ vật cúng, những bài văn khấn cúng rằm Trung thu cũng được đọc lên để lễ cúng diễn ra trang trọng hơn. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc bài văn khấn cúng rằm tháng 8 chi tiết. Mời bạn đọc tham khảo!

Mâm cỗ cúng rằm Trung thu không cần phải quá cầu kỳ như mâm lễ cúng ngày Tết Nguyên đán, tuy nhiên bạn vẫn chuẩn bị một cách tươm tất và thành tâm để dâng lên thần linh, gia tiên. Tùy thuộc vào văn hóa ở từng nơi và phong tục của mỗi gia đình, mâm cúng rằm Trung thu có thể thay đổi để phù hợp. Tuy nhiên, mâm cúng thường gồm các lễ vật chung như:

  • Bánh Trung thu: có thể chọn bánh nướng hoặc bánh dẻo tùy thích
  • Trái cây tươi như: chuối, bưởi, quả hồng, quả na, lựu, cam, táo, lê,…
  • Hoa tươi
  • Nhang, đèn

Bên cạnh đó, bạn có thể chuẩn bị thêm một mâm cơm cúng với các món ăn tùy theo phong tục như:

  • Gà luộc
  • Xôi nếp
  • Chả nem
  • Món canh
  • Món xào,…

Sự lựa chọn các món ăn có thể thay đổi tùy theo khẩu vị của các thành viên trong gia đình. Nếu gia đình bạn có truyền thống ăn chay vào ngày Rằm, bạn có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng bằng đồ chay để dâng lên bàn thờ. Chỉ cần bạn chuẩn bị với sự tôn kính, thành tâm và biết ơn trời đất, tổ tiên.

Văn khấn Rằm tháng 8 Tết Trung thu 2024 chuẩn nhất

2. Văn khấn rằm Trung thu cúng gia tiên

Dưới đây là văn khấn cúng rằm Trung thu để mời gia tiên về chứng giám và hưởng lễ: 

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

  • Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
  • Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
  • Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
  • Con kính lạy ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn thần.
  • Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần.
  • Con kính lạy các ngài Tiền hậu địa chủ tài thần.
  • Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong xứ này.
  • Con kính lạy tổ tiên nội ngoại họ: ……………………………..

Tín chủ (chúng) con là: ……………………………………………. 

Ngụ tại: …………………………………………………………………..

Hôm nay là ngày rằm tháng Tám năm … Âm lịch, tín chủ chúng con thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời:

  • Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.
  • Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương.
  • Ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
  • Ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn thần.
  • Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính thần.
  • Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Bài cúng rằm tháng 8 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ ……………………………………….., cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ (chúng) con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại đất này, các vị Hương linh, Y thảo phụ mộc phảng phất quanh đây, cùng về hâm hưởng lễ vật.

Kính xin phù hộ cho con cháu gia đình luôn được mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long, bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

3. Văn khấn rằm Trung thu cúng thổ công, thần linh

Dưới đây là văn khấn cúng rằm Trung thu để mời các vị thổ công, thần linh về chứng giám và hưởng lễ: 

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

  • Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
  • Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
  • Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
  • Con kính lạy ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn thần.
  • Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần.
  • Con kính lạy các ngài Tiền hậu địa chủ tài thần.
  • Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong xứ này.

Tín chủ (chúng) con là: …………………………………………….

Ngụ tại: …………………………………………………………………..

Hôm nay là ngày rằm tháng Tám, tín chủ chúng con thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời:

  • Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.
  • Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương.
  • Ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
  • Ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn thần.
  • Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính thần.
  • Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ (chúng) con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Văn khấn ngày rằm Tết Trung Thu 2024 chuẩn, linh nghiệm

4. Cúng rằm Trung thu giờ nào đẹp?

Việc chọn giờ để cúng rằm Trung thu có thể phụ thuộc vào thời gian thuận tiện của từng gia đình. Tuy nhiên, với những ai quan trọng việc cúng kiếng, phong thủy, dưới đây sẽ là một số giờ đẹp để cúng rằm Trung thu:

  • Giờ Mão (5h – 7h sáng): Đây là giờ thuộc hành Mộc, mang lại sự tươi mới và khởi đầu tốt đẹp.
  • Giờ Tỵ (9h – 11h trưa): Giờ này thuộc hành Hỏa, giúp công việc thuận lợi và gia đạo ấm êm.
  • Giờ Thân (15h – 17h chiều): Đây là giờ thuộc hành Kim, mang lại sự thịnh vượng và tài lộc.
  • Giờ Dậu (17h – 19h tối): Giờ này cũng thuộc hành Kim, thích hợp cho việc cầu tài lộc và bình an.

Kết: Vừa rồi là gợi ý những bài văn khấn cúng rằm Trung thu, mâm cỗ cúng Trung thu và giờ đẹp để cúng rằm Trung thu. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp việc cúng rằm Trung thu của bạn diễn ra tươm tất, suôn sẻ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *