Thằn lằn có vai trò xử lý các loại côn trùng trong nhà nhưng vì lý do này nên thằn lằn ẩn chứa nhiều vi khuẩn, đặc biệt là khuẩn salmonella vô cùng nguy hiểm. Vi khuẩn salmonella khi đi vào cơ thể con người có thể sinh độc tố làm tổn thương niêm mạc ruột, thậm chí có thể gây nhiễm trùng máu, nguy hiểm đến tính mạng.
Những biểu hiện thường thấy nếu bạn bị nhiễm khuẩn salmonella là: tiêu chảy, nóng sốt, co thắt dạ dày, đau đầu, buồn nôn. Triệu chứng trên có thể kéo dài từ 4-6 ngày và có thể bình phục sau thời gian đó. Tuy nhiên, biến chứng có thể xảy ra nếu vi khuẩn gây nhiễm trùng đến xương, máu, thậm chí là hệ thần kinh của người bệnh.
2. Các cách đuổi thằn lằn ra khỏi nhà
Dưới đây là 10 cách mà bạn có thể thử áp dụng để đuổi thằn lằn ra khỏi nhà một cách hiệu quả mà không cần sử dụng hóa chất độc hại.
2.1 Loại bỏ các loại côn trùng hấp dẫn thằn lằn
Thức ăn của thằn lằn chính là các loại côn trùng như: ruồi giấm, muỗi mắt, muỗi, kiến, gián, nhện, dế, bướm đêm,… Nếu nhà bạn có nhiều côn trùng thì chúng sẽ hấp dẫn thằn lằn tới trú ngụ.
Cách đuổi thằn lằn nhanh nhất chính là diệt các loại côn trùng để thằn lằn không còn nguồn thức ăn nữa và chúng sẽ bỏ đi. Bạn nên làm sạch nhà cửa và những nơi tối như tử đồ, tủ giày dép thường xuyên để giữ cho thằn lằn không quay trở lại.
2.2 Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ
Các khu vực nhỏ và ẩm ướt trong nhà thường là nơi lý tưởng cho bầy thằn lằn trú ngụ. Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ là một trong những cách ngăn chặn thằn lằn vào nhà. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, dọn dẹp thùng rác, thức ăn thừa, bố trí nội thất có khoảng cách với tường, không để nhiệt độ trong nhà quá cao cũng như dọn dẹp khu vực có nước đọng.
Ngoài ra, bạn cũng nên tạo không gian trong nhà thoáng mát, ít đồ đạc, nội thất gọn gàng để thằn lằn không thể vào nhà làm ổ.
2.3 Lấp các lỗ hổng trong nhà
Các lỗ hổng trong nhà như khe cửa, trần nhà,… chính là đường đi của loài thằn lằn và các loại côn trùng khác vào nhà. Vì vậy, cách đuổi thằn lằn hiệu quả chính là lấp các lỗ hổng để thằn lằn không còn xuất hiện trong nhà bạn. Bạn nên trám hoặc dùng các vật liệu cứng cáp để chỗ vá được chắc chắn trong thời gian dài.
2.4. Đuổi thằn lằn bằng tinh dầu sả
Trong tinh dầu sả có chứa các chất như citronella và geraniol, khi các loài thằn lằn, bò sát, rắn rết tiếp xúc với không khí có những hoạt chất này, chúng sẽ cảm thấy khó chịu bà bỏ đi.
Để thực hiện cách đuổi thằn lằn bằng tinh dầu sả, bạn pha tinh dầu sả với nước và xịt vào những chỗ hay có thằn lằn hoặc các lỗ hổng trong nhà. Hoặc bạn có thể đầu tư đèn xông tinh dầu để mùi hương khuếch tán toàn bộ ngôi nhà, đem lại hiệu quả tốt hơn.
2.5 Nuôi mèo trong nhà
Không chỉ là khắc tinh đối với chuột, mèo còn là “kiếp nạn” mà loài thằn lằn phải vượt qua nếu muốn ở trong nhà bạn, đặc biệt là mèo ta. Thằn lằn sẽ không thể thoát được móng vuốt của loài mèo nên khi nuôi mèo trong nhà, chúng sẽ giúp bạn đuổi thằn lằn đi mà bạn không cần mất nhiều công sức.
2.6 Bã cà phê và thuốc lá
Bã cà phê và thuốc lá là hỗn hợp đuổi thằn lằn hiệu quả. Các bước thực hiện như sau:
– Trộn bã cà phê và thuốc lá lại và vo viên.
– Ghim những viên này vào đầu que tăm, số lượng tăm tùy theo những nơi xuất hiện thằn lằn trong nhà.
– Đặt tăm ở những nơi thằn lằn thường xuất hiện, làm tổ.
Việc còn lại là bạn chỉ cần đợi chúng ngửi thấy mùi bã cà phê và thuốc lá và tự di tản khỏi nhà bạn.
2.7 Bột tiêu và bột ớt
Tương tự như bã cà phê và thuốc lá, mùi hăng và tính cay nồng của bột tiêu và bột ớt sẽ khiến đám thằn lằn bỏ chạy. Cách làm vô cùng đơn giản, bạn trộn bột tiêu và bột ớt với nước và xịt vào đám thằn lằn. Khi chúng bị dung dịch làm cho nóng và cay mắt sẽ dễ cho bạn xử lý chùn ra khỏi nhà.
2.8 Dùng nước đá
Bạn có thể sử dụng nước đá để loại bỏ thằn lằn ra khỏi nhà bằng cách sử dụng nước đá. Cho nước và đá lạnh vào trong bình xịt và xịt trực tiếp vào con thằn lằn, chúng sẽ bị “đứng hình” trong một khoảng thời gian ngắn. Lúc này, bạn dùng dụng cụ hốt chúng vào và bỏ đi là xong. Tuy nhiên nhược điểm của cách này chính là bạn mất thời gian và phải đụng độ trực tiếp với những con thằn lằn.
2.9 Vỏ trứng
Thằn lằn rất ghét mùi vỏ trứng, khi ngửi thấy mùi này, chúng sẽ không chịu được mà bỏ chạy. Cách làm như sau: vỏ trứng sau khi sử dụng bạn đặt vào những nơi hay có thằn lằn và ở hang của chúng và đợi chúng tự đi là xong.
2.10 Dùng lông công
Đây là mẹo dân gian được lưu truyền từ lâu để đuổi thằn lằn. Thằn lằn rất sợ con công nên khi đặt lông công trong nhà, thằn lằn nhìn thấy sẽ bị dọa cho sợ. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn đặt ở những nơi thằn lằn hay xuất hiện một cọng lông công, sau nhiều lần đụng phải lông công, thằn lằn sẽ tưởng nơi đây là chỗ con sông sinh sống và chúng sẽ tự bỏ đi.
3. Phần kết
Vừa rồi là những cách đuổi thằn lằn ra khỏi nhà một cách an toàn và hiệu quả. Bạn đọc cũng nên lưu ý, nếu phải tiếp xúc với thằn lằn, bạn nên dùng bao tay để tránh nhiễm vi khuẩn từ chúng, cũng như cho thằn lằn vào bịch và buộc kín để vi khuẩn không lây lan trong không khí.
Bạn cũng không nhất thiết phải dùng tới các hóa chất để đuổi thằn lằn vì các hóa chất có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, đặc biệt đối với gia đình có trẻ nhỏ. Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp ngôi nhà của bạn không còn bất kỳ con thằn lằn nào ghé thăm nữa.
CÔNG TY CP SKY VIỆT NAM
Văn phòng: Số 79/649 Lĩnh Nam, Phường Vĩnh Hưng, Hà Nội
Điện thoại: 024 3995 4990 – Hotline: 0912 293 769 (iSMS, Zalo, Line, Viber)
Website: www.locnuoc360.com – Email: locnuoc360.com@gmail.com