Chuột luôn là một trong những nỗi ám ảnh kinh hoàng của nhiều gia đình. Có chuột trong nhà không chỉ khiến đồ đạc bị hư hỏng, mà còn gây ra một mùi hôi cực kỳ khó chịu. Vậy làm thế nào để đuổi chuột hiệu quả nhất. Hãy cùng SKY Water tìm hiểu top những cách đuổi chuột ra khỏi nhà và phòng trọ ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Hướng dẫn cách đuổi chuột bằng bẫy chuột
1.1. Dùng lồng sắt
Hiện nay, bạn rất dễ dàng tìm mua được những chiếc lồng sắt bẫy chuột ở những tiệm tạp hóa lớn hoặc bên trong các khu chợ. Sau khi mua lồng về, bạn chỉ cần đặt mồi nhử vào trong. Cuối cùng, đặt chiếc lồng này tại bất kỳ góc khuất nào đó trong nhà hoặc vị trí mà bạn nghĩ chuột có khả năng đến nhất.
Chuột vào bên trong và ăn mồi nhử, sẽ gây ra chuyển động, khiến bẫy kích hoạt, làm cửa đóng sập lại. Lúc này, chuột sẽ không còn cách nào khác để ra ngoài nữa.
1.2. Dùng bẫy chuột
Tương tự như cách đuổi chuột ra khỏi nhà bằng lồng sắt, bạn chỉ cần đặt bẫy chuột ở những góc khuất, hoặc vị trí chuột thường lui tới trong nhà nhất. Sau khi chuột ăn mồi nhử thì sức nặng của chúng sẽ đè lên bẫy, làm cho lò xo sắt của bẫy dập xuống, khiến chúng “không còn đường lui”.
1.3. Dùng keo dính
So với 2 cách trên thì keo dính chuột là giải pháp tiết kiệm ngân sách và dễ dàng sử dụng hơn. Phủ trên bề mặt giấy là một lớp keo có độ dính cực tốt để chuột bị giữ gọn trong đó.
Bạn chỉ cần để một ít mồi lên bề mặt của miếng keo, sau đó đặt miếng keo này ở những vị trí mà chuột thường hay lui tới. Trường hợp nhà bạn có nuôi động vật khác thì hãy nhốt chúng lại để không trở thành “nạn nhân” của những chiếc bẫy.
1.4. Dùng bẫy tự chế
Ngoài những cách đã đề cập thì bạn cũng có thể tự chế cho mình những chiếc bẫy chuột hiệu quả không kém. SKY Water xin giới thiệu đến bạn hai cách làm bẫy phổ biến sau.
1.4.1. Sử dụng chai nhựa
Phương pháp làm bẫy bằng bình nước nhựa chỉ phù hợp với những con chuột nhỏ. Cách làm như sau:
- Dùng dao đục hai lỗ ở bên hông chai.
- Luồn thanh sắt hoặc kẽm cứng qua hai lỗ để tạo thành một khung đòn bẩy.
- Dùng bông gòn đã phết bơ đậu phộng (hoặc socola) đặt ở dưới đáy chai, cố định lại bằng một lớp keo mỏng.
- Đặt bẫy ở những góc khuất hoặc những nơi nghi ngờ có chuột.
Khi chuột đánh hơi được mùi, nó sẽ chui qua đầu chai nhựa và chạy đến mồi nhử đặt ở phía đáy chai. Khi bẫy hoạt động, nó sẽ bị mắc kẹt bởi lực đòn bẩy.
1.4.2. Sử dụng xô nước + chai nhựa
Cách làm như sau:
- Lấy một chiếc xô (hoặc thùng rác) có quai cầm và đồ nước sao cho ngập ¼ xô.
- Lấy một chai nhựa rồi chọc lỗ thủng ở đáy và nắp chai. Luồn dây (hoặc cọng sắt, kẽm) qua hai lỗ từ đáy đến nắp chai, cố định 2 đầu dây vào 2 bên quai cầm của chiếc xô.
- Quết một ít bơ đậu phộng lên vỏ ngoài của chai nước để nhử chuột.
- Dùng một miếng gỗ ép tựa vào xô để mở đường cho chuột chạy lên, đến gần với chai nước.
Khi chuột đã tiến lại gần chai nước có tẩm bơ, chai nước sẽ chuyển động tròn làm chúng trượt xuống xô và mắc kẹt lại ở đó.
2. Hướng dẫn cách đuổi chuột không gây độc hại
Việc bẫy chuột tuy có thể giải quyết tình trạng chuột quấy phá trong nhà nhưng lại có thể gây hại đến những động vật khác hay chính bản thân bạn. Vì thế, bạn có thể áp dụng những cách đuổi chuột ra khỏi nhà khác không gây hại đến sức khỏe gia đình, dưới đây là một số gợi ý cụ thể.
2.1. Dùng bột xà phòng
Ngoài công dụng giữ quần áo sạch sẽ thì xà phòng còn được dùng để đuổi bầy chuột đáng ghét ra khỏi nhà. Bạn chỉ cần trộn một ít bột xà phòng với cơm nguội và bột hoa tiêu, sau đó đặt hỗn hợp này tại những nơi chuột hay qua lại. Mùi của hỗn hợp sẽ khiến chúng sợ và không dám bén mảng vào nhà nữa.
2.2. Nuôi mèo
Mèo chính là khắc tinh lâu nay của chuột. Khi nghe tiếng mèo, lũ chuột sẽ không còn dám mò vào nhà để ăn vụng hay phá hoại đồ đạc nữa. Mặt khác, mèo cũng là loài vật vô cùng đáng yêu, giúp bạn giải tỏa stress sau những giờ làm việc căng thẳng.
2.3. Dùng bạc hà
Nếu như bạc hà là mùi hương đem lại sự thư thái, dễ chịu cho con người thì với lũ chuột, đây là một mùi rất khó ngửi. Bạn chỉ cần đặt một túi trà bạc hà, bông thấm tinh dầu bạc hà hay túi đựng ít lá bạc hà khô trên đường chuột hay lui tới. Sau một thời gian, bạn sẽ thấy không còn bóng dáng con chuột nào xuất hiện nữa.
2.4. Dùng bột quế
Rắc bột ở những khu vực chuột thường bén mảng như tủ bếp, tủ quần áo,…bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
2.5. Cách đuổi chuột ra khỏi nhà bằng bột ớt
Có hai cách đuổi chuột bằng ớt bột như sau:
- Cách 1: Rắc ở những khu vực mà chuột hay qua lại.
- Cách 2: Pha dung dịch gồm 2 muỗng canh bột ớt, 1 muỗng canh dầu ăn, một vài giọt chất tẩy tùy ý. Cho dung dịch vào bình xịt rồi xịt ở những nơi chuột thường xuyên qua lại.
2.6. Dùng giấm
Vì chuột cực kỳ ghét giấm nên bạn chỉ cần đặt một cục bông đã ngâm giấm ăn vào những nơi chuột hay ghé qua. Phương pháp này có thể đuổi lũ chuột ra khỏi nhà vô cùng hiệu quả. Khi bông khô và mất đi mùi giấm, bạn chỉ cần thay thế bằng những cục bông giấm mới.
2.7. Dùng tỏi để đuổi chuột
Có người thích mùi tỏi, có người không, nhưng chắc chắn một điều rằng mùi tỏi sẽ khiến lũ chuột khó chịu. Bạn có thể áp dụng những biện pháp như:
- Để tép tỏi tươi ở nơi chuột hay lui tới.
- Rắc bột tỏi vào những vết nứt, góc tối.
- Trồng cây tỏi xung quanh nhà.
- Sử dụng tinh dầu tỏi thấm vào bông gòn và đặt những nơi chuột hay xuất hiện.
2.8. Dùng tinh dầu thơm
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng những loại bò sát, bao gồm cả chuột, rất ghét mùi tinh dầu. Vì thế, bạn chỉ cần nhỏ một vài giọt tinh dầu vào miếng bông gòn nhỏ rồi đặt ở những nơi xâm nhập của chuột. Cứ cách 5 – 7 ngày lại thay miếng bông khác để duy trì hiệu quả.
Ngoài đuổi được chuột thì việc sử dụng tinh dầu còn đem lại mùi thơm dễ chịu cho căn nhà của bạn.
3. Khi đuổi chuột ra khỏi nhà cần lưu ý những gì?
Để việc đuổi chuột trở nên hiệu quả hơn, bạn cần ghi nhớ những lưu ý sau:
- Bịt kín những hang hóc, xà gồ ở trên mái nhà để chặn đường đi của chuột.
- Gia cố lưới chống chuột ở cửa đi, cửa sổ để chuột không thể chạy vào nhà.
- Đổ bê tông lấp những hang chuột đào để vào nhà.
- Vệ sinh nhà gọn gàng, ngăn nắp, thu gom rác mỗi ngày,… để chuột không làm ổ.
- Có thể nuôi chuột bạch để ngăn chặn chuột nhà nhưng cần phải quan sát cẩn thận.
Trên đây là tổng hợp 12 cách đuổi chuột ra khỏi nhà hiệu quả đã được nhiều người áp dụng thành công. Qua bài viết, SKY Water mong rằng bạn sẽ có giải pháp phù hợp chấm dứt tình trạng chuột quấy nhiễu nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe cả gia đình nhé!